Trắc nghiệm: Bạn phạt con đúng cách chưa?

Bạn có hay phạt con? Bạn phạt con đúng cách chưa? Phạt sao để trẻ khắc phục hậu quả đã gây ra, không tiếp diễn lỗi lầm và không còn mặc cảm?

Bạn luôn tự hỏi, liệu cách phạt con của mình có đạt những hiệu quả trên chưa hoặc có phản giáo dục không? Làm sao để phạt con đúng cáchMời bạn thực hiện bài trắc nghiệm sau đây để kiểm tra nhé!

1. Với trẻ bao nhiêu tuổi, bạn có thể phạt đòn?
a. 2
b. 4
c. Không bao giờ

phat con dung cach hinh anh 1

2. Nghiêm khắc theo cách nào là tốt?
a. Nói rõ điều bạn mong đợi con làm tốt
b. Chỉ cần phạt theo quy định
c. Bạn thường phá vỡ các quy định

3. Bạn nhắc con kiểm soát thói quen xấu nơi công cộng, khi:
a. Luôn luôn cảnh cáo, càu nhàu về thói quen xấu cả khi con chưa thực hiện
b. Đánh đòn bé tại chỗ dù ở bất cứ đâu
c. Bạn nhắc con khi ở nhà

4. Người em đánh chị/anh để giành lấy đồ chơi. Bạn tách chúng ra và lập tức:
a. Đánh nhẹ vào tay người em
b. Chăm sóc đứa trẻ bị đau
c. Ngăn cuộc chiến

5. Nếu bé hư, bạn có thể bỏ đói con?
a. Đúng
b. Sai.

phat con dung cach hinh anh 2

Kết quả câu trả lời đúng

Câu 1: C. Lý do là việc đánh đòn có thể tức thì ngăn con làm một điều gì mà bạn cho là sai. Song việc đánh đòn sẽ không dạy cho con biết cách cư xử đúng, lại còn khiến trẻ có khuynh hướng bị trầm cảm và dễ nổi nóng.

Phạt con đúng cách là bạn lấy đi một món đồ con yêu thích hay phạt bé không được ăn hoặc uống món gì đó mà bé thích. Có như vậy, bé sẽ biết hành động đó là sai. Với các bé còn nhỏ, bạn có thể nói lớn một chút, vỗ tay hay làm bất cứ việc gì để tạo sự chú ý rồi nói: “Không được ném”, “Không được ăn”. Khi con hành động đúng, bạn hãy khen ngợi hoặc thưởng quà cho bé.

Câu 2: A. Nói rõ với con điều bạn mong đợi ở bé. Điều đó cũng có nghĩa là bạn cần nói cho con biết điều gì sẽ xảy ra nếu con không tuân theo quy định đã thỏa thuận trước đó. Lưu ý, bạn hãy thiết lập những giới hạn phù hợp với độ tuổi và sự trưởng thành của bé.

Bạn nên nhất quán về quy tắc cũng như hình phạt nếu con làm sai, không có nhiều ngoại lệ. Song, bạn cũng hãy cho con cơ hội để giải thích và nói lên suy nghĩ của mình rồi mới quyết định có nên trừng phạt. Cách này cũng giúp bé xây dựng kỹ năng nói và thuyết phục.

phat con dung cach hinh anh 3

Câu 3: C. Bạn nói chuyện với con về cách bé nên cư xử khi ra ngoài ngay khi ở nhà. Nếu bạn cần phải kỷ luật ngay tức thì khi ở chốn công cộng, bạn cũng đừng đánh đòn hay la hét bé. Thay vào đó, bạn cùng con đến không gian riêng, như ghế đá ở công viên để nói chuyện. Hoặc bạn tước đi một quyền lợi lẽ ra trẻ được hưởng: “Mẹ nghĩ chúng ta sẽ không đến cửa hàng vật nuôi mà con thích như đã dự định”. Bạn cũng có thể nói: “Nếu con cứ tiếp tục, khi về đến nhà mẹ sẽ phạt con không được… (làm điều bé thích)”.

Câu 4: B. Đầu tiên, bạn tách hai đứa trẻ ra, tịch thu món đồ chơi và chăm sóc đứa bị đau chứ đừng đánh chúng. Bạn nói rõ cho con biết đánh như vậy là xấu, làm đau người khác. Đó là cách để bé biết nghĩ đến cảm xúc của người khác.

Việc đánh và cắn thường xuyên còn là biểu hiện của những vấn đề khác như buồn, giận dữ, học theo thói bạo lực của người khác hoặc thấy trên ti-vi, bị lạm dụng. Là mẹ, bạn cần theo sát và kiểm tra. Nếu con thích đánh người khác một cách thường xuyên, quá đáng, bạn hãy đưa con đến gặp bác sỹ.

Câu 5: B. Việc bỏ đói khi con hư là sai lầm. Nếu muốn phạt con đúng cách, bạn lấy một thứ mà con cảm thấy quý giá và nó có liên quan đến lỗi lầm của bé. Ví dụ, nếu bé không dọn món đồ chơi yêu quý sau khi chơi, bạn cất đi và không cho con chơi ngày hôm đó. Với trẻ dưới sáu tuổi, bạn phạt ngay khi trẻ làm sai. Nếu để lâu, trẻ sẽ không nhận thức và không nhớ lỗi lầm mình đã gây ra.

Bài: Uyên Hồ
Mục Trắc nghiệm / Tiếp Thị Gia Đình

Đừng bỏ qua