TP.HCM khởi công nhà máy đốt rác phát điện tại Củ Chi

Sáng 28/8, ông Nguyễn Thành Phong - chủ tịch UBND TP.HCM cùng các cơ quan sở ngành đã phát động khởi công nhà máy đốt rác phát điện đầu tiên tại TP.HCM, đánh dấu bước ngoặt bắt đầu giảm tỉ lệ chôn lấp rác xuống còn 50%

Ba nhà máy đốt rác phát điện tại huyện Củ Chi đã được thành phố chấp thuận chủ trương; và sẽ được khởi công lần lượt vào cuối tháng 8, 10 và 11 năm nay. Hai công trình dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2020. Thông tin được Giám đốc Sở Tài nguyên – Môi trường TP HCM cho biết tại buổi họp báo chiều 26/8.

nhà máy đốt rác phát điện
Nhà máy đốt rác phát điện Vietstar được xây dựng trong khuôn viên nhà máy hiện nay ở Củ Chi rộng 40 ha.

Giai đoạn một với công suất 2.000 tấn rác mỗi ngày, tương đương 50% công suất. Công trình khởi công sáng ngày 28/8 và đến cuối năm sau sẽ đưa vào vận hành. Giai đoạn hai xây dựng dây chuyền để tăng công suất lên 100%, hoàn thành trong năm 2021. Tổng vốn đầu tư là gần 400 triệu USD.

Theo Tổng giám đốc Công ty Vietstar Ngô Như Hùng Việt, nhà máy xử lý rác sử dụng công nghệ Martin của Đức; với hệ thống khép kín không phát tán mùi hôi, không cần chờ phân loại tại nguồn; các hoạt động đều dùng công nghệ tự động.

Ông Ngô Xuân Tiệc – giám đốc Công ty cổ phần đầu tư phát triển Tâm Sinh Nghĩa cũng cho biết; sẽ khởi công xây dựng nhà máy đốt rác phát điện công nghệ mới trong khuôn viên nhà máy hiện hữu. Đầu tháng 10 sẽ khởi công một số hạng mục của nhà máy rộng 8 ha; cũng xử lý 2.000 tấn rác mỗi ngày, dự kiến tháng 8/2021 có thể đi vào hoạt động. Khi hoàn thành, nhà máy sẽ phát điện với công suất 40 Mw và cho ra sản phẩm gạch không nung 200 tấn/ngày.

Giám đốc Tasco (Nhà máy xử lý tái chế chất thải rắn Củ Chi), ông Châu Phước Minh cũng cam kết sẽ hoàn thành và đưa vào vận hành trước quý 4-2020.

Phát biểu tại lễ khởi công, ông Nguyễn Thành Phong – chủ tịch UBND TP.HCM – cho biết; trải qua 15 năm, các nhà máy xử lý rác tại TP.HCM đã giúp thành phố xử lý hơn 20 triệu tấn rác; bằng phương pháp chôn lấp, tái chế làm phân… Tuy nhiên với mức độ đô thị hóa nhanh; hiện nay mỗi ngày đêm thành phố thải ra 9.000 tấn rác sinh hoạt (chưa kể rác công nghiệp); mỗi năm còn tăng thêm 10%.

Phương pháp chôn lấp tồn tại các khuyết điểm như gây mùi hôi, ô nhiễm; do đó thành phố đã chấp thuận chủ trương cho các đơn vị chuyển đổi công nghệ qua đốt rác phát điện. “Thành phố đặt chỉ tiêu đến năm 2020, tỉ lệ chôn lấp giảm còn 50%. Đến năm 2025 tỉ lệ này giảm còn 20%”, ông Phong nhấn mạnh.

Chính quyền thành phố cũng yêu cầu các nhà máy chuyển sang công nghệ đốt rác phát điện. Dự kiến năng lượng thu được trong giai đoạn 2020-2021 là 98MW, đến 2025 là 138MW và đến 2030 có thể lên đến 198MW.

Tiếp Thị Gia Đình

Đừng bỏ qua