Các quốc gia này đóng góp tới 60% lượng rác thải nhựa trong các vùng biển trên thế giới.
Kết quả bản nghiên cứu trên do Ocean Conservancy và Trung tâm Kinh doanh & Môi trường McKinsey công bố vào tháng 10−2015.
Bản nghiên cứu cũng cho thấy, 5 quốc gia xả rác ra biển nhiều nhất đều là những quốc gia mới nổi tại khu vực Châu Á, nơi có nền kinh tế tăng trưởng nhanh chóng, giảm đói nghèo và chất lượng cuộc sống được cải thiện. Tuy nhiên, khi nền kinh tế phát triển lên thì nhu cầu sử dụng hàng hóa chế biến từ nhựa cũng tăng. Ấy thế nhưng, những nước này vẫn chưa có hệ thống xử lý rác thải hoàn chỉnh.
Dự kiến đến năm 2025, lượng tiêu thụ nhựa ở Châu Á sẽ tăng lên đến 80% và vượt quá mức 200 triệu tấn. Nếu không có các biện pháp xử lý rác thải hiệu quả thì chỉ trong 10 năm tới, đại dương của chúng ta chứa cứ 3 tấn cá thì có gần 1 tấn rác nhựa – một con số không thể tưởng tượng nổi do hậu quả môi trường và kinh tế hiện nay.
Trong số 5 quốc gia xả rác ra biển nhiều nhất kể trên, chỉ khoảng 40% rác được thu gom hợp lý. Trên toàn châu Á, rác thường được chất đống trong các bãi rác ở xa và rác được gió thổi bay, cuốn ra đại dương.
Ngay cả những điểm tập kết rác hợp pháp đôi khi được cố tình đặt gần các bờ sông chảy ra biển. Lý do, theo Ocean Conservancy là: “Rác sẽ được các cơn mưa lớn cuốn đi, và bãi rác lại có thể chứa thêm nhiều rác mới”.
Tất cả rác thải đổ ra đại dương đều có tác động tàn phá trên biển: Khiến các sinh vật biển bị bóp nghẹn đến chết, hệ sinh thái biển bị phá vỡ và môi trường bị tàn phá nặng nề, gây ra cuộc khủng hoảng biến đổi khí hậu.
Bài: K. Huyền
Tiếp Thị Gia Đình