Tiềm ẩn mầm bệnh từ hồ bơi mà bạn không thể ngờ!

Mùa hè nắng gắt, ai cũng muốn đi bơi để giải tỏa cái nóng dữ dội. Nhưng đằng sau những lần “hạ nhiệt” đó lại ẩn chứa nguy cơ về nhiều bệnh có thể tấn công sức khỏe bất kỳ lúc nào

Mùa hè nóng bức, hầu hết mọi người đều muốn đi bơi. Mặc dù bơi lội là môn thể thao tốt cho sức khỏe và phù hợp với nhiều người; nhưng ít ai nghĩ rằng cũng có một số mầm bệnh từ hồ bơi dễ mắc phải. Trong đó hay gặp nhất là bệnh về mắt và tai. Hãy cùng trò chuyện với bác sĩ Nguyễn Thụy Đan – bác sĩ của phòng khám và ứng dụng đặt bác sĩ tới nhà Jio Health; để có thêm kiến thức phòng tránh cho chính mình cũng như người thân trong gia đình.

Bác sĩ Nguyễn Thụy Đan – Bác sĩ của ứng dụng đặt hẹn bác sĩ khám tại nhà Jio Health

Mắt và tai là 2 bộ phận thường “có chuyện” nhất

Đa số người dân thành phố thường đi bơi tại những hồ bơi công cộng. Ở môi trường nước có nhiều người cùng sử dụng như vậy; thường tiềm ẩn những nguy cơ gì thưa bác sĩ?

Mắt và tai là 2 bộ phận thường “có chuyện” nhất. Môi trường nước nói chung, không riêng gì hồ bơi mà kể cả sông, hồ… đều là môi trường lý tưởng cũng như là con đường ngắn nhất; làm lây nhiễm các bệnh về mắt như đau mắt đỏ, viêm hạt mắt; thậm chí là lậu mắt…

Với tai, do cấu tạo đặc biệt, các nấm mốc; vi khuẩn trong nước sẽ dễ dàng đọng lại khi chúng ta bơi lội. Điều này tiềm ẩn một mối nguy hại khôn lường bởi nó có thể gây nên các bệnh lý ở tai; gây ngứa ngáy, đau nhức, viêm nhiễm… Nghiêm trọng hơn, nó còn dẫn tới bệnh viêm tai ngoài. Nếu không được chữa trị kịp thời; và chăm sóc tốt còn có thể gây thủng tai trong và ảnh hưởng thính giác.

Việc đeo kính bơi và nút nhét tai sẽ giúp bảo vệ chúng ta khỏi những rủi ro?

Kính bơi và nút nhét tai là dụng cụ chuyên dụng tối thiểu cần phải trang bị; khi tham gia bộ môn thể thao này. Những dụng cụ này chỉ hỗ trợ và phần nào giảm những nguy cơ; chứ không hoàn toàn bảo vệ. Tuyệt đối không để mắt và tai trần khi xuống hồ bơi; dù là hồ sạch đến mức nào.

Vậy làm thế nào để phòng tránh và hạn chế tối đa những rủi ro tiềm ẩn đó?

Các chuyên gia và bác sĩ luôn khuyên mọi người nên vệ sinh mắt, tai; ngay sau khi sử dụng hồ bơi. Để phòng bệnh đau mắt khi đi bơi, bạn hãy luôn đeo kính bơi; không để nước tràn vào mắt.

Khi bơi xong, bạn lau chùi mắt bằng bông gòn sạch; khăn sạch và tra các thuốc nhỏ mắt như natriclorid 0,9%, neocin, cloraxin 0,4%; hoặc tự pha nước muối loãng vào chậu sạch, ngụp mặt vào và chớp chớp mắt để vệ sinh mắt. Những người đang bị đau mắt đỏ không nên đi bơi để tránh lây lan bệnh.

Khi bơi lặn, nước có thể tràn vào tai, gây ngứa khó chịu. Sau khi bơi, chúng ta có thói quen dùng tăm bông ngoáy tai. Tuy nhiên, hành động này có thể làm xây xước da ống tai; dẫn tới phù nề và làm vi khuẩn dễ xâm nhập gây viêm ống tai. Cách vệ sinh đúng cách là lấy que tăm bông đặt nhẹ vào trong ống tai; để yên cho nước từ từ bị bông khô hút hết.

Ngoài ra, bạn có thể làm khô tai nhẹ nhàng từ vành tai vào ống tai; bằng cách cuộn góc nhỏ khăn vải để lau. Nếu có nước vào tai thì nghiêng đầu; kéo vành tai ra sau một chút để tạo đường thẳng cho nước dễ chảy ra ngoài.

Trung bình một người vô tình uống 15ml nước hồ bơi

Không chỉ tai và mắt, da cũng tiếp xúc với nước hồ bơi. Chắc là da cũng có thể gặp phải những vấn đề phải không?

Hồ bơi, nhất là hồ ngoài trời, được coi là nơi dễ bị ô nhiễm nhất. Những hồ dạng này thường xuyên tiếp xúc với môi trường bên ngoài; dễ bị nhiễm khuẩn bởi bụi bẩn, các loại vi trùng, tảo bào tử trong nước mưa, phân chim… Ngoài ra, nguồn thải ô nhiễm ra hồ bơi còn bao gồm các vi sinh vật; lượng dầu bài tiết trên cơ thể người đi bơi như mồ hôi, mỹ phẩm, kem chống nắng, nước tiểu, nước bọt…

Các triệu chứng điển hình thường gặp trên da; là các vết đỏ, ngứa, các mụn nước nhỏ, nốt viêm, sưng nề, hóa mủ… Nghiêm trọng hơn, nếu điều trị không đúng cách; hoặc gãi nhiều còn dẫn tới bội nhiễm vi khuẩn và gây viêm da nặng.

Ngoài ra, lây nhiễm còn đến từ những người mắc bệnh bơi cùng. Một số bệnh gây viêm nhiễm cơ quan sinh dục thông qua tắm ở hồ bơi được ghi nhận; như lậu, viêm nhiễm cơ quan sinh dục.

Bệnh do vi nấm như hắc lào, nấm móng, nấm tóc, lang ben; cũng có thể bắt nguồn từ hồ bơi. Bệnh nhân thường xuất hiện các triệu chứng ngứa; viêm loét tại các vị trí thương tổn. Chất sát khuẩn trong nước hồ còn có thể gây viêm da tiếp xúc dị ứng với triệu chứng là da khô và bong tróc.

Theo một số báo cáo, hồ bơi cũng là nơi gây ra bệnh về đường tiêu hóa. Xin bác sĩ giải thích thêm.

Hồ bơi là nơi chứa nhiều vi khuẩn có hại. Theo các chuyên gia sức khỏe; trung bình một người sẽ vô tình uống phải 15ml nước mỗi lần bơi. Việc uống phải nước khi đi bơi cũng gây ra các bệnh về đường tiêu hóa; như tiêu chảy cấp, viêm dạ dày, thậm chí viêm ruột cấp.

Vi khuẩn đường ruột E. coli là tác nhân thường gặp nhất trong các hồ bơi. Vi khuẩn E.coli do những người đang bị tiêu chảy thải ra nước hồ bơi. Khi hồ bơi không được kiểm tra chất lượng nước, nồng độ chlorine định kỳ nghiêm ngặt; chúng có thể sống vài giờ trong nước hồ bơi. Chủng thường gặp là E. coli O157:H7 gây tiêu chảy cấp và nhiễm độc.

Người bị tiêu chảy do nhiễm đơn bào ký sinh Cryptosporidium sp; khi đi bơi có thể thải mầm bệnh vào nước hồ bơi (do mầm bệnh dính vào quần lót); mà hóa chất chlorine trong nước khó diệt được. Ký sinh trùng này có thể sống vài ngày trong môi trường nước có pha chlorine. Khi người đi bơi uống phải nước hồ bơi vào bụng; ký sinh trùng sẽ đi vào ruột người và gây bệnh tiêu chảy kéo dài.

Mầm bệnh tiêu chảy Giardia lamblia là trùng roi, sống ký sinh ở ruột non; và đường mật của bệnh nhân. Chúng cũng dính vào quần lót của người bệnh tiêu chảy. Khi bệnh nhân đi bơi, ký sinh trùng có thể nhiễm vào nước hồ bơi.

Như vậy, khi bơi trong hồ bơi đông người; nếu nuốt nước vào miệng thì nguy cơ nuốt phải các mầm bệnh vào đường tiêu hóa rất cao.

Tận dụng giác quan để nhận biết hồ bơi an toàn

Một hồ bơi nồng nặc mùi clo khử trùng nước liệu có an toàn?

Trước rất nhiều tác nhân gây ô nhiễm; nước hồ bơi bắt buộc phải được xử lý hóa học trước khi đem vào sử dụng. Thành phần không thể thiếu trong nước bể bơi là clo. Clo được sử dụng với lượng lớn có thể gây rất nhiều nguy hiểm cho người bơi. Tại các hồ bơi trong nhà, clo thừa trong nước không thể thoát ra; dễ gây kích ứng hệ hô hấp của người bơi nếu hít phải quá nhiều.

Clo được sử dụng dưới 2 dạng chủ yếu là calcium hypochlorite (rắn) và sodium hypochlorite (lỏng). Hai hợp chất này tác dụng với nước tạo thành axit hypochlorous. Axit này giết chết vi khuẩn và các mầm bệnh; bằng cách phá vỡ màng lipid, tiêu diệt enzyme và ấu trùng bên trong tế bào vi khuẩn; thông qua phản ứng oxy hóa.

Tuy nhiên, axit hypochlorous rất dễ bị phân hủy; khi tiếp xúc với tia cực tím từ ánh sáng mặt trời. Vì vậy, để đảm bảo hiệu quả trong việc xử lý nước; người ta thường cho thêm axit cyanuric, phản ứng với clo tự do trong axit hypochlorous; tạo nên hợp chất ổn định hơn.

Cuối cùng, để duy trì sự cân bằng độ pH của nước hồ; cần sử dụng các hóa chất có tính kiềm như sodium carbonate hoặc sodium bicarbonate; và hóa chất làm xanh cho nước hồ bơi.

Có cách nào nhận biết nước bể bơi an toàn hay không?

Đó là sử dụng các giác quan để đánh giá một hồ bơi.

Thị giác là điều đầu tiên. Mọi người có thể nhìn thấy một hồ bơi trong xanh; và có thể thấy được rõ đáy hồ bơi không bị cặn, rác; tức là hồ bơi đó không bị đục, không bị có màu. Sau đó là xúc giác khi đi trên thành hồ. Nếu không bị trơn, nhớt, không thấy đất cát, bùn; thì đó là hồ bơi tốt.

Về khứu giác, hồ bơi có mùi clo khiến mọi người cảm thấy khó chịu khi ngửi thấy; có nghĩa là nước trong hồ đã không được xử lý tốt. Càng có mùi clo thì hồ càng sạch là quan điểm sai lầm. Bạn có thể sử dụng thính giác để kiểm ra. Nếu nghe được tiếng máy chạy lọc nước của hồ bơi; thì cũng phần nào an tâm. Riêng vị giác, tuyệt đối mọi người không nên nếm và uống nước hồ bơi.

Con người cũng là một trong những tác nhân khiến hồ bơi nhiễm độc. Vì vậy, nếu số lượng người xuống hồ quá đông; máy lọc nước trở nên quá tải. Bạn cũng nên cân nhắc việc xuống hồ lúc này.

Cảm ơn bác sĩ đã chia sẻ những mầm bệnh từ hồ bơi

mầm bệnh từ hồ bơi là gì, mầm bệnh từ hồ bơi bao gồm; mầm bệnh từ hồ bơi thường gặp; các mầm bệnh từ hồ bơi, những mầm bệnh từ hồ bơi; tìm hiểu mầm bệnh từ hồ bơi, nhận biết mầm bệnh từ hồ bơi, nhiều mầm bệnh từ hồ bơi, các mầm bệnh từ hồ bơi; mầm bệnh từ hồ bơi là gì
mầm bệnh từ hồ bơi

Những lưu ý khi bơi để tránh mầm bệnh từ hồ bơi

◗ Tắm trước khi xuống hồ bơi và tắm lại ngay sau khi bơi

Tắm trước khi bơi là cách tốt nhất; để hạn chế lây lan các loại vi khuẩn ô nhiễm tại các bể bơi công cộng. Bởi khi bạn tắm, cơ thể được loại bỏ bớt những vi khuẩn có hại; dễ lây lan cho những người khác. Sau khi bơi không tắm lại ngay cũng sẽ gây ra các vấn đề cho sức khỏe. Trước mắt là lượng hóa chất không nhỏ trong hồ có thể khiến da khô; bong tróc, nhiễm trùng.

◗ Tránh ăn quá no hoặc bụng quá đói

Nếu trước khi đi bơi bạn không ăn gì thì dạ dày trống sẽ không đủ năng lượng; tăng nguy cơ cảm lạnh, thậm chí hạ đường huyết khi đi bơi. Ngược lại, nếu ăn quá no sẽ là gánh nặng cho cơ quan tiêu hóa; dễ gây bệnh đau dạ dày và các bệnh đường ruột khác.

◗ Tránh bơi trong ngày “đèn đỏ”

Trong những ngày “đèn đỏ”, tử cung mở rộng hơn bình thường; và các loại vi khuẩn trong bể bơi có thể dễ dàng xâm nhập vào tử cung; ống dẫn trứng làm cho bộ phận sinh dục bị nhiễm khuẩn.

◗ Làm ướt tóc trước khi bơi

Việc làm ướt tóc rất quan trọng bởi sẽ làm cho nước ngấm vào tóc; và hạn chế nguy cơ tóc bị khô và chẻ ngọn do hóa chất có trong hồ bơi. Tốt nhất trước khi bơi hãy nhúng đầu qua nước; và hoặc cách tốt nhất là dùng nón chuyên dụng và kính bơi để bảo vệ tóc và mắt.

◗ Khởi động trước khi bơi

Khởi động trước khi bơi có tác dụng làm nóng cơ thể; các khớp linh hoạt hơn và giảm nguy cơ chấn thương. Nếu không khởi động trước, cơ bắp phải hoạt động đột ngột rất dễ bị sốc nhiệt hoặc bị chuột rút.

◗ Tránh bơi quá lâu

Người lớn chỉ nên bơi khoảng 60 – 90 phút và trẻ nhỏ chỉ nên bơi từ 30 – 45 phút mỗi lần. Bơi quá lâu dưới ánh nắng mặt trời gay gắt không tốt cho da; dễ khiến da bị sạm hoặc bỏng rát do phơi nắng, cơ thể dễ bị nhiễm lạnh.

Bài: VCT
Tiếp Thị Gia Đình

Đừng bỏ qua