Sữa bò từ lâu đã trở thành thành phần thiết yếu trong thực đơn của nhiều người. Tuy nhiên, nó cũng là loại thực phẩm gây nhiều tranh cãi trong những thập kỉ qua. Từ vấn đề về sức khoẻ, nhân đạo cho đến môi trường. Bên cạnh đó, nhiều người bị mắc chứng không dung nạp sữa. Từ đó, nhiều loại thực phẩm thay thế sữa ra đời. Vậy, thực phẩm thay thế sữa có thật sự tốt hơn sữa bò?
Chứng không dung nạp sữa
Trong sữa có một loại đường tự nhiên gọi là lactose. Ở trẻ sơ sinh, cơ thể tạo ra lactase – loại enzyme khiến cơ thể hấp thụ được lactose trong sữa. Sau khi trẻ cai sữa, với nhiều người, cơ thể từ đó tới lúc trưởng thành cho đến cuối đời sẽ không còn tiết ra loại enzyme này nữa.
Không có lactase, ta không thể tiêu hóa được lactose trong sữa một cách bình thường. Gọi là chứng không dung nạp sữa. Đó là lý do vì sao nhiều người sau khi uống sữa lại bị chướng bụng, đầy hơi và khó tiêu.
Tuy nhiên, có khoảng 30% dân số trên thế giới vẫn tiếp tục sản sinh ra lactase ngay cả khi đã trưởng thành. Họ chủ yếu là người dân ở Bắc Âu. Theo các nhà khoa học, đó là do cơ thể họ có loại gen giúp tiêu hóa lactose sau khi hết giai đoạn sơ sinh. Trong số những người châu Âu có gốc Mỹ, chỉ có khoảng 9% là bị mắc chứng không dung nạp lactose.
Thế nhưng, ngày nay, nhiều người có thể dung nạp sữa vẫn đang giảm uống sữa mỗi ngày. Họ bắt đầu chuyển sang các thực phẩm thay thế sữa vì nhiều lý do. Đa phần là do vấn đề sức khoẻ và môi trường.
Sữa bò có thật sự tốt cho cơ thể?
Sữa bò là nguồn protein, canxi, vitamin B12 và iot dồi dào. Nó còn chứa sữa bò còn chứa magie, whey và casein protein giúp phát triển xương và tăng cơ bắp.
Dịch vụ Y tế Quốc gia của Anh khuyến khích trẻ em từ 1 – 3 tuổi nên uống 350mg canxi (khoảng 500ml) sữa mỗi ngày để xương phát triển tốt hơn. Nhưng hormone trong bò là vấn đề khiến nhiều người lo ngại.
Bò chứa nhiều sữa khi chúng đang mang thai. Lúc đó lượng estrogen tăng lên gấp 20 lần. Ngoài hormone tự nhiên vốn có, sữa bò còn có thể chứa các gây ô nhiễm tiềm tàng. Bên cạnh đó còn có thuốc trừ sâu từ việc ăn cỏ. Cũng như các chất kháng sinh được tiêm vào bò để chữa chứng viêm tuyến vú trong quá trình sản xuất sữa.
Nhu cầu của thực phẩm thay thế sữa ngày càng tăng
Ngày nay, ngày càng có nhiều những thực phẩm thay thế sữa ra đời. Và nhu cầu cho những thực phẩm này đang tăng. Bởi sữa bò không còn là lựa chọn hàng đầu của nhiều người nữa.
Phổ biến nhất hiện nay là sữa đậu nành, sữa hạnh nhân, sữa hạt điều, sữa hạt phỉ, sữa dừa, sữa macadamia, sữa gạo, sữa hạt gai, sữa yến mạch… Các loại sữa này được chế biến bằng cách chế biến các thành phần chính. Sau đó pha loãng chúng với nước. Rồi thêm những chất phụ gia để làm đặc như gellan gum và locust bean gum.
Sina Gallo – chuyên gia dinh dưỡng tại Đại học George Manson cho biết, không có nghiên cứu cụ thể nào cho thấy chúng ta có thể hấp thu được nhiều dinh dưỡng từ thành phần chính của những loại thức uống này.
Những sản phẩm thay thế sữa thường được tăng cường chất dinh dưỡng giống như trong sữa bò. Chẳng hạn như canxi. Nhưng những nhà khoa học cần phải nghiên cứu nhiều hơn nữa để biết rằng liệu vitamin và khoáng chất được tăng cường đó có mang lại lợi ích sức khoẻ tương tự như sữa bò hay không.
Các chuyên gia khuyến cáo rằng nếu bạn có thể hấp thụ được lactose thì không nên thay thế hoàn toàn sữa bò bằng những thức uống này. Thậm chí khi chúng đã được tăng cường chất dinh dưỡng. Bởi sữa bò là loại thực phẩm rất giàu chất dinh dưỡng tự nhiên. Còn các thực phẩm thay thế sữa phải thêm đường vào. Và dĩ nhiên nhiều người sẽ không thích những loại đường.
Kết luận
Thực chất, cả sữa bò lẫn những thực phẩm thay thế sữa đều có mặt lợi và hại. Lựa chọn loại thức uống nào để bổ sung chất dinh dưỡng tuỳ thuộc vào cơ thể của mỗi người. Nếu bạn có nguy cơ bị loãng xương hoặc bệnh tim, thì sữa bò ít béo sẽ tốt cho sức khoẻ. Còn nếu bạn quan tâm đến môi trường và vấn đề nhân đạo, thì có rất nhiều thực phẩm thay thế sữa để bạn lựa chọn. Nhưng cho dù bạn có lựa chọn loại thức uống nào thì cũng nên có chế độ ăn uống phù hợp. Hoặc trao đổi trước với các chuyên gia dinh dưỡng.
Tiếp Thị Gia Đình
Theo: BBC