Ngày nay, có loại tôm hùm còn đắt hơn cả vàng. Nhưng vào cuối thế kỷ XIX, tôm hùm từng là thực phẩm hạ cấp, chỉ dành cho nô lệ. Ở một số thị trấn của Hoa Kỳ, thời ấy người ta còn ban hành luật cấm tù nhân ăn tôm hùm thường xuyên vì cho rằng con người ăn tôm hùm quá nhiều là vô nhân đạo.
Bây giờ, thời thế đã đổi thay. Tôm hùm trở thành thực phẩm bổ dưỡng, xa xỉ gắn liền với tầng lớp thượng lưu. Trong điều kiện dân số không ngừng tăng, nguồn thực phẩm ngày một khan hiếm, giòi, châu chấu; và nhiều loại côn trùng “nhìn thấy ghê“ khác sẽ được khoa học biến thành nguồn protein chính yếu để nuôi sống cả thế giới. Chúng được dự đoán sẽ làm nên cuộc lột xác thần kỳ như lịch sử mà tôm hùm đã trải qua.
Côn trùng: Nguồn đạm tiềm năng lớn nhất
Bạn có dám ăn xúc xích làm từ giòi? Khi dân số thế giới ngày càng đông đúc, nguồn lương thực thực phẩm ngày càng cạn kiệt, bạn sẽ buộc phải làm quen với nguồn thức ăn mới này nếu không muốn ôm bệnh vì thiếu đạm. Các nhà nghiên cứu từ Đại học Queensland, Úc đã nghiên cứu việc thêm giòi, châu chấu và côn trùng vào việc phát triển thành một dạng thực phẩm đặc biệt.
Giáo sư Louwrens Hoffman của Đại học Queensland cho rằng, vật nuôi thông thường sẽ không thể đáp ứng nhu cầu tiêu thụ thịt khủng khiếp trên toàn cầu. Bởi thế, chúng ta cần có các lựa chọn thay thế; hoặc ít nhất là để bổ sung thêm cho nguồn chất đạm truyền thống từ các loại thịt thường ăn. Trong khi đó, nguồn sản xuất chất đạm tiềm năng lớn nhất nằm ở các loài côn trùng và những nguồn thực vật mới, Giáo sư cho biết.
Bên cạnh nghiên cứu các thực phẩm đặc biệt từ giòi, côn trùng, ấu trùng, các nhà nghiên cứu Úc còn phát triển ra “thịt gà” làm từ ruồi lính đen (Hermetia illucens). Nhu cầu tiêu thụ thịt gà khổng lồ hiện nay trên toàn cầu đang gây ra quá nhiều tác hại cho môi trường. Loại “thịt gà” làm từ ruồi này sẽ giảm thiểu tác hại đó, bảo vệ môi trường; đảm bảo con người sống xanh hơn, nhân đạo hơn.
“Gà trong tự nhiên không ăn các chế phẩm thức ăn. Chúng ăn côn trùng và ấu trùng. Lấy côn trùng, ấu trùng làm thịt gà, tất cả đều khá logic”; Giáo sư Louwrens Hoffman giải thích. Kiểm nghiệm từ các nhà nghiên cứu cho thấy, sản phẩm thịt gà có chứa 15% thịt côn trùng, ấu trùng sẽ không làm thay đổi hương vị, kết cấu và dinh dưỡng vốn có của nó.
Xu thế toàn cầu
Cha ông ta từng “có thù” với tôm hùm nhưng ngày nay, nó lại trở thành thực phẩm thượng hạng. Liệu điều này có xảy ra với các loài sâu bọ mà các nhà nghiên cứu Úc đang nghiên cứu? Thực tế, thức ăn từ côn trùng không đáng sợ như chúng ta tưởng tượng!
Món ăn từ côn trùng rất phổ biến ở nhiều nước châu Phi, Thái Lan, Campuchia, Mexico; Brazil, Trung Quốc và ngay cả Mỹ. Đến Ghana, bạn sẽ trố mắt khi biết rằng, bọ chiếm tới 60% protein trong chế độ ăn uống ở châu Phi. Nếu ghé Campuchia, bạn sẽ thấy các loại côn trùng; dế hay bọ được chiên bán khá phổ biến ở đường phố. Trong nhiều chương trình truyền hình Mỹ; người chơi còn ăn tươi nuốt sống côn trùng. Đó không chỉ là chuyện của truyền hình, món ăn từ côn trùng cũng rất phổ biến ở Mỹ.
Nghiên cứu thấy rằng, côn trùng được sử dụng như thực phẩm ở ít nhất 113 quốc gia. Với hơn 2.000 loài ăn được, các loài côn trùng đã giành được sự chấp thuận của Liên Hợp Quốc, trở thành giải pháp tiềm năng cho tình trạng thiếu lương thực trên toàn cầu. Thêm vào đó, chúng thân thiện với môi trường, là nguồn dinh dưỡng tốt. Khác với hình thù gớm ghiếc, mùi vị của côn trùng sau khi chế biến khá hấp dẫn. Nhiều người không dám thử thức ăn làm từ côn trùng nhưng khi thử rồi, họ lại ghiền là đằng khác.
Ở Việt Nam, nếu bạn lớn lên ở vùng đồng bằng Bắc Bộ; bạn sẽ thấy rằng, cào cào, châu chấu là món ăn cực kỳ đưa cơm của người dân nơi đây. Cào cào rang lá chanh đã trở thành món ăn ký ức của biết bao nhiêu thế hệ. Rồi món rươi – đặc sản của người Việt Nam ít ai dám thử nhưng khi được băm ra; trộn với trứng làm chả rươi vô cùng hấp dẫn.
Thay đổi thói quen từ từ
Theo các nhà nghiên cứu, người “có thù” với côn trùng sẽ sẵn sàng thử côn trùng; nếu chúng được chế biến và ngụy trang trong các món ăn yêu thích quen thuộc. Đó sẽ là một cây xúc xích làm từ giòi hay một cây kem côn trùng học trò của Giáo sư Hoffman tạo ra và được ông đánh giá là “rất ngon”. Tất nhiên, thị giác tác động mạnh mẽ tới vị giác; khiến chúng ta có xu hướng từ chối các món ngon từ côn trùng trước khi thử. Nhưng, bạn hãy nghĩ đến câu chuyện của tôm hùm để cởi mở hơn.