Thực đơn giúp trẻ nhỏ tăng đề kháng, ngừa Covid-19

Ăn gì để nâng cao sức đề kháng cho trẻ là câu hỏi khó đối với nhiều bậc phụ huynh.

Một thực đơn lành mành sẽ giúp trẻ nhỏ tăng đề kháng, ngừa Covid-19. Ảnh: Shutterstock

Ở trẻ em, đặc biệt là đối tượng dưới 5 tuổi thì hệ miễn dịch chưa thực sự hoàn thiện. Chính vì vậy cha mẹ cần lưu ý bổ sung thực phẩm đạm và vitamin giúp con tăng cường đề kháng trong thời gian dịch bệnh.

Ăn đủ 4 nhóm chất

Theo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng, trẻ cần được ăn đủ 4 nhóm chất. Cha mẹ lựa chọn thực phẩm tươi ngon, ăn chín uống sôi. Rửa sạch tay trước khi chế biến thức ăn cho trẻ. Đồng thời nhắc nhở con rửa tay trước khi ăn.

Nhóm bột đường

Bột đường có trong có trong sữa, đậu, khoai, bắp… là nhóm có dinh dưỡng cung cấp năng lượng chủ yếu cho các hoạt động của trẻ.

Nhóm chất đạm

Chất đạm có trong thịt, cá, trứng… giúp điều hòa cân bằng nước. Hỗ trợ vận chuyển dưỡng chất đến các cơ quan cơ thể. Sữa mẹ được xem là nguồn chất đạm đồi dào. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo nên nuôi con bằng sữa mẹ cho đến khi trẻ được 2 tuổi.

Nhóm chất béo

Phụ huynh thường bỏ qua nhóm chất này vì cho rằng chúng khiến trẻ béo phì. Song những chất béo chưa bão hòa lại đem đến lợi ích cho sức khỏe. Chúng giúp loại bỏ các cholesterol xấu, tăng sản xuất cholesterol tốt. Có thể bổ sung chất béo có lợi từ váng sữa, phô mai, dầu thực vật (dầu mè, dầu ô liu, dầu hướng dương…), quả bơ, sữa, trứng gà, các loại hạt…

Nhóm vitamin và khoáng chất

Bổ sung vào thực đơn đa dạng các loại vitamin và khoáng chất khác nhau sẽ giúp trẻ tăng đề kháng. Các loại sữa, cá hồi, rau lá xanh đậm như cải thìa, rau bina, bông cải xanh, bắp cải… để cung cấp Canxi. Cà rốt, cà chua, bí đỏ… chứa nhiều vitamin A tốt cho mắt. Vitamin E từ mầm lúa mỳ, dầu hạt nho, dầu hướng dương, hạt óc chó… giúp cơ thể bé chống lại các gốc tự do có hại gây ung thư, suy giảm trí não.

Số lượng bữa ăn trong ngày

Trẻ từ 3-5 tuổi: cần ăn đủ 3 bữa sáng, trưa, tối. Có thể bổ sung thêm bữa ăn dặm vào xế chiều. Cung cấp đủ lượng sữa, đường, muối, rau củ… và bổ sung ít nhất 1,3 lít nước mỗi ngày cho trẻ.

Trẻ từ 6-13 tuổi: Đây là độ tuổi đi học và vui chơi nên trẻ cần rất nhiều năng lượng. Ngoài 3 bữa chính mỗi ngày, có thể thêm vào xen kẽ 1-2 bữa ăn nhẹ trong ngày cho trẻ với các món tốt cho tiêu hóa. Ví dụ như sữa chua, trái cây, sữa hộp, khoai củ…

Trẻ từ 14-18 tuổi: Trẻ em trong độ tuổi vị thành niên thường tiêu thụ khoảng 1800-2400 calo mỗi ngày. Trẻ cần ăn đủ 3 bữa chính. Đặc biệt chú trọng vào bữa sáng với các món ăn đa dạng cùng sữa tươi không đường. Dù biết nhu cầu về năng lượng ở độ tuổi này là rất lớn. Song tránh cho trẻ ăn khuya (sau 10 giờ tối) vì dễ gây ra các bệnh như béo phì.

Xem thêm: Bổ sung vitamin C thế nào là đủ để tăng sức đề kháng?

Bên cạnh chế độ ăn uống lành mạnh, phụ huynh cần lưu ý yếu tố tiên quyết để phòng ngừa COVID-19. Đó là không tiếp xúc với nguồn lây. Giữa mùa dịch, cả gia đình nên hạn chế đi ra ngoài và luôn tuân thủ quy tắc 5K. Dựa trên khẩu vị của trẻ, cha mẹ chuẩn bị những bữa ăn giàu năng lượng để khuyến khích con ăn nhiều hơn. Thay vì ép trẻ ăn theo ý mình mà quên rằng mỗi bé có khả năng hấp thụ riêng.

Tiếp Thị Gia Đình

Đừng bỏ qua