Thực đơn giúp gia tăng miễn dịch cho người cao tuổi

Chế độ ăn uống tác động rất nhiều lên sức đề kháng, đặc biệt là ở nhóm đối tượng người cao tuổi

Thực đơn lành mạnh giúp người cao tuổi gia tăng sức đề kháng từng ngày. Ảnh: Shuttersock

Người lớn tuổi có nguy cơ cao bị lây nhiễm COVID-19, đặc biệt với những ai mắc bệnh nền mãn tính. Lý do là bởi họ có sức đề kháng và miễn dịch kém hơn các đối tượng khác. Miễn dịch được hình thành từ chế độ dinh dưỡng cân đối và lối sống lành mạnh. Vậy người cao tuổi cần bổ sung gì vào thực đơn hàng ngày để khỏe mạnh giữa đại dịch?

Theo nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng, nhu cầu năng lượng của người 60 tuổi sẽ giảm đi 20%, người trên 70 tuổi giảm đi 30% so với người ở tuổi 25. Do đó người cao tuổi chỉ cần nạp khoảng 1700-1900 calo mỗi ngày.

Bổ sung chất đạm và chất béo

Thực đơn gia tăng đề kháng cho người cao tuổi nên cung cấp từ 60-70g protein mỗi ngày. Đạm động vật chỉ chiếm khoảng 30%. Nên thay vì ăn nhiều thịt, hãy thêm vào các loại thực phẩm giàu canxi như cá, tôm, cua… Ăn ít nhất 3 bữa cá/tuần, 3 quả trứng/tuần. Bổ sung chất béo có lợi từ dầu thực vật và mỡ cá. Luôn đảm bảo ăn đủ 3-4 bữa mỗi ngày với thức ăn đã nấu chín mềm.

Đừng quên ăn ngũ cốc

Thêm vào thực đơn cho người già khoảng 250-300g ngũ cốc mỗi ngày. Sử dụng các loại ngũ cốc pha sẵn như bữa phụ bởi chúng tiện lợi mà vẫn đủ chất dinh dưỡng. Không nên ăn quá nhiều đường, muối. Mỗi ngày chỉ nên ăn dưới 20g đường và 6g muối.

Nhóm Vitamin

Vitamin A: có vai trò rõ rệt trong cải thiện hệ miễn dịch. Nó được tìm thấy nhiều ở quả gấc, rau ngót, rau dền, gan gà, gan lợn…

Vitamin E: bảo vệ các tế bào khỏi bị tổn thương. Dó đó gia tăng sức đề kháng với các bệnh nhiễm khuẩn. Làm chậm tiến trình sa sút trí tuệ do bệnh Alzheimer. Vitamin E chứa trong các thực phẩm nguồn gốc tự nhiên. Tiêu biểu như đậu tương, giá đỗ, vừng lạc, mầm lúa mạch, dầu hướng dương, dầu ô-liu và các loại rau có lá màu xanh đậm.

Vitamin C: Không còn phải bàn cãi về chức năng của Vitamin C trong quá trình cải thiện miễn dịch. Hơn 90% Vitamin C được cung cấp thông qua trái cây và rau củ. Cụ thể như rau ngót, rau mùi, rau dền, rau mồng tơi, hành hoa. Và các loại hoa quả như đu đủ, quýt, ổi, cam…

Vitamin D: Phần lớn Vitamin D được tổng hợp ở da dưới ánh nắng mặt trời. Tuy nhiên vẫn có thể bổ sung nhóm nhóm này nhờ thực phẩm như gan, lòng đỏ trứng, cá, hải sản…

Xem thêm: Ăn đủ 6 nhóm thực phẩm này, miễn dịch nâng cao chẳng lo bệnh tật!

Nhóm khoáng chất

Sắt và kẽm là hai loại khoáng chất cần chú trọng ở thực đơn tăng cường đề kháng cho người cao tuổi. Trong khi sắt can thiệp vào quá trình phân giải của tế bào, thì kẽm giúp tăng cường miễn dịch và làm vết thương chóng lành. Cả hai là những chất khoáng không thể thiếu với cơ thể con người. Có thể tìm thấy sắt trong mộc nhĩ, nấm hương, rau dền, đậu tương, cua đồng… Các thực phẩm giàu kẽm như thịt, cá, tôm, sò, trứng, sữa, ngao, hàu…

Thực phẩm mà người cao tuổi nên hạn chế ăn

Hạn chế tiêu thụ các món chứa nhiều đường như nước ngọt, nước có ga, bánh kẹo. Bên cạnh đó, người cao tuổi cũng không nên ăn quá nhiều món mặn như dưa muối, cà muối. Với những trường hợp có bệnh lý nền (tiểu đường, ăng huyết áp, bệnh gout…) cần thực hiện nghiêm ngặt theo chỉ định của bác sĩ về sử dụng thuốc điều trị kết hợp chế độ dinh dưỡng bệnh lý.

Ngoài thực đơn lành mạnh, người lớn tuổi hãy duy trì tập luyện thể dục nhẹ nhàng hàng ngày. Phơi nắng khoảng 15-30 phút giúp tổng hợp vitamin D. Đồng thời giảm nguy cơ loãng xương. Việc duy trì tinh thần vui vẻ và lạc quan là rất quan trọng giúp tăng cường hệ miễn dịch.

Tiếp Thị Gia Đình

Đừng bỏ qua