Thức ăn chứa chất phenol có thật sự nguy hiểm?

Mặc dù thông tin cá nục ở Quảng Trị không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng người dân vẫn còn hoang mang về sự an toàn của những thức ăn chứa chất phenol khác

Những ngày vừa qua, sự an toàn của người tiêu dùng đối với các thức ăn chứa chất phenol là vấn đề được khá nhiều người thảo luận. Vụ hàng tấn cá nục đông lạnh bị nhiễm phenol ở Quảng Ngãi, buộc ngừng lưu thông khiến người dân hoang mang, không biết sức khỏe sẽ ảnh hưởng như thế nào khi sử dụng cá nhiễm độc phenol nói riêng và các loại thức ăn chứa chất phenol nói chung.

Nguồn nhiễm phenol và tác hại

Phenol là chất dung môi được dùng trong công nghiệp. Phenol có thể xâm nhập qua đường hô hấp, đường tiêu hóa và đặc biệt là qua tiếp xúc bên ngoài.

Nếu phenol tiếp xúc trực tiếp lên da, có thể gây kích ứng hoặc thậm chí là bỏng nặng nếu để tình trạng kéo dài. Ngoài ra, người bị nhiễm độc phenol còn có các dấu hiệu khác như: buồn nôn, đau bụng, vã mồ hôi, loạn nhịp tim,… thậm chí là bị co giật, hôn mê. Trong các trường hợp đó, phải đưa đến ngay cơ sở y tế gần nhất để chữa trị.

Thức ăn chứa chất phenol có thật sự nguy hiểm?

Là chất chỉ chuyên dùng làm dung môi cho công nghiệp nên phenol hoàn toàn bị cấm sử dụng trong thực phẩm. Vì bị cấm nên chưa có quy định cụ thể về nồng độ phenol cho phép trong thực phẩm. Bộ Y tế Việt Nam chỉ mới đề ra mức chuẩn phenol nước biển là 0,03mg/l và trong không khí 4mg/m3.

Trước đó ngày 10−6, 30 lô cá nục của cơ sở đông lạnh thuộc sở hữu của bà Lê Thị Thuộc ở huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị đã được Sở y tế kiểm nghiệm và công bố kết quả nhiễm độc phenol với hàm lượng 0,037 mg/kg. Với kết quả này Sở y tế cho rằng sử dụng cá nục sẽ không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh nhận định: “Phenol là chất độc nhưng có thể tan trong nước, bài tiết một phần qua da và nước tiểu”. Bên cạnh đó, phenol có khả năng phân hủy tương đối nhanh và mức độ ảnh hưởng còn phụ thuộc vào nồng độ phenol mà cơ thể hấp thụ nên ông cho rằng với một lượng nhỏ phenol như 0,037 mg/kg là không đáng lo ngại.

Cũng theo tài liệu của Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA), việc uống phải nước bị nhiễm phenol ở mức 6mg/l trong vòng dưới 10 ngày thì không đủ gây ra nhiễm độc.

Từ những kết luận trên có thể thấy rằng mặc dù phenol là một chất độc gây hại cho cơ thể nhưng nếu hàm lượng không thấp không nhiều cũng không gây ảnh hưởng nghiêm trọng.

Trên thực tế chúng ta vẫn thường dùng các loại thức ăn có chứa chất phenol mà chúng ta không biết như:

−  Trái cây: táo, đào, mơ, mận, lê, nho và anh đào.

−  Rau củ: atisô, khoai tây, bắp cải đỏ, cải xoăn xoăn, tỏi tây, cà chua, cần tây và bông cải xanh.

−  Ngũ cốc : lúa mạch, lúa mạch đen, yến mạch, ngô, lúa mì và gạo, đậu nành.

thuc an chua chat phenol hinh anh

Bên cạnh việc sử dụng các chất bảo vệ thực phẩm có chứa chất phenol thì nguồn phenol trong các loại thực phẩm trên chủ yếu là do cấu tạo thành phần tự nhiên, tồn tại dưới dạng polyphenol- một hợp chất chống oxy hóa, tốt cho cơ thể.

Vì thế không hẳn thức ăn chứa chất phenol đều nguy hại cho cơ thể. Bạn nên tìm hiểu kĩ thông tin trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn nhưng cũng đáp ứng đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Hà Ngô
Tiếp Thị Gia Đình

Đừng bỏ qua