Bạn sẽ bị sốc nếu biết thớt gỗ còn bẩn hơn cả…

Nếu không vệ sinh và sử dụng đúng cách, thớt gỗ chính là ổ vi khuẩn trong nhà bẩn hơn cả nhà vệ sinh nữa đấy. Vì vậy bạn cần phải lưu ý những điều sau khi sử dụng thớt

Mùn và những vùng đen trên thớt chính là các ổ vi khuẩn trong nhà còn lại sau mỗi lần bạn sử dụng thớt. Dù bạn đã rửa sạch bằng nước, trong các vết cắt trên bề mặt thớt, vi khuẩn vẫn tồn tại và phát triển. Trong ổ vi khuẩn đó có một số loại dễ gây bệnh như salmonella gây viêm dạ dày, ruột, sốt thương hàn và Ecoli gây tiêu chảy.

Theo Daily mail những chiếc thớt gỗ có thể chứa nhiều vi khuẩn gấp 200 lần nhà vệ sinh nhất là khi sử dụng không đúng cách hoặc dùng trong thời gian quá lâu. Để sử dụng thớt đúng cách bạn cần phải lưu ý những điều sau:

thot go la o vi khuan trong nha bep hinh anh 1

CHẤT LƯỢNG THỚT

Khi chọn mua thớt, nên chọn sản phẩm có nhãn mác rõ ràng để biết rõ nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm. Không nên chọn những chiếc thớt có bề mặt phủ lớp màu, vì đây là cách để nhà sản xuất che giấu các vết nứt hoặc thấm mốc bên dưới. Tuyệt đối không chọn những sản phẩm chỉ ghi lập lờ với thông tin chung chung.

Đặc biệt để thớt gỗ không trở thành ổ vi khuẩn trong nhà bạn cần phải để ý đến những điều sau:

♦ Chọn thớt độ dày đều, không có mắt gỗ.

♦ Khi mới mua về, bạn nên ngâm thớt trong nước muối mặn theo tỷ lệ: 200g muối/1lít nước, trong 24 giờ, sau đó phơi khô thoáng. Điều này giúp thớt có đủ độ ẩm, không bị rạn nứt về sau.
♦ Để thớt không bị mùn hay có mùi, sau khi sử dụng, bạn nên chà rửa thớt bằng một ít nước rửa bát hoặc chanh tươi. Sau đó, bạn lau khô và treo thớt ở nơi khô thoáng để ngăn ngừa nấm mốc.

thot go la o vi khuan trong nha bep hinh anh 2

SỬ DỤNG MẶT THỚT

Rất nhiều gia đình thường hay có thói quen sử dụng cả hai mặt thớt nhưng điều đó hoàn toàn không nên. Vì khi đặt mặt thớt xuống, vi khuẩn, vi trùng đã bám vào, do vậy, bạn chỉ nên sử dụng một mặt của thớt.

VỆ SINH ĐÚNG CÁCH

Sau khi sử dụng thớt bạn cần phải vệ sinh ngay, tránh để thớt trở thành ổ vi khuẩn trong nhà. Bạn có thể vệ sinh bằng các cách sau:

♦ Ngâm một chiếc khăn lau sạch vào hỗn hợp nước xà phòng đã pha loãng với nước nóng, dùng khăn lau toàn bộ bề mặt của thớt. Lặp lại nhiều lần cho đến khi bề mặt thớt sạch các vết bẩn, rửa lại bằng nước sạch.

♦ Cho một muỗng canh thuốc tẩy và 1,5 lít nước vào trong chai xịt và lắc đều. Xịt hỗn hợp này lên bề mặt thớt và để trong vòng 10p và rửa lại bằng nước ấm, lau khô bề mặt thớt.

♦ Cắt trái chanh làm đôi, nặn nước chanh đều trên bề mặt thớt. Rắc muối vào những chổ có nước chanh. Bạn nên chọn muối có hạt thô vì chúng giúp chà sát bề mặt thớt. Bạn có thể dùng bột nở để thay thế cho muối.

♦ Rót giấm nguyên chất lên bề mặt thớt và dùng khăn giấy lau khô.

Sau khi rửa xong nếu để thớt nằm ngang sẽ khiến cho nước thấm sâu vào thớt, khó khô, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.

thot go la o vi khuan trong nha bep hinh anh 3

HẠN SỬ DỤNG

Sau thời gian sử dụng, mặt thớt sẽ bị đan chéo nhiều vết cắt, lâu ngày thức ăn giắt vào tạo nên ổ vi khuẩn. Vì vậy, với thớt dùng cho thức ăn chín, khoảng từ 6-8 tháng nên thay thớt một lần, trong khi những thớt cho đồ sống bạn có thể giữ chúng đến hai năm. Để đảm bảo vệ sinh, trước khi sử dụng nên tráng qua nước sôi.

Trong nhà bạn nên sử dụng 3 cái thớt khác nhau cho từng loại thực phẩm. Thớt gỗ để thái thức ăn sống, thớt nhựa cho đồ chín và thớt thủy tinh để cắt trái cây giúp đảm bảo vệ sinh an toàn thưc phẩm.

Bài: Ngọc Anh

Tiếp Thị Gia Đình

Đừng bỏ qua