Trẻ em sau khi tiêm vaccine: Cần theo dõi như thế nào?

Tiêm vaccine giúp bảo vệ trẻ nhỏ cũng như các thành viên trong gia đình

Trẻ em sau khi tiêm vaccine cần theo dõi như thế nào? Ảnh: Shutterstock

Tại Mỹ có khoảng 28 triệu trẻ em trong độ tuổi từ 5 đến 11. Thế nhưng đại dịch đã khiến gần 2 triệu em mắc COVID-19. Con số này buộc FDA phải cấp phép khẩn cấp vaccine Pfizer-BioNTech sử dụng cho trẻ từ 5-17 tuổi. Tiêm vaccine giúp bảo vệ trẻ nhỏ cũng như các thành viên trong gia đình. Tuy nhiên có một số điều phụ huynh cần lưu ý khi theo dõi trẻ sau khi tiêm chủng.

Theo dõi trẻ sau 30 phút sau tiêm vaccine

Ngay sau khi tiêm chủng, trẻ sẽ được theo dõi ở cơ sở tiêm trong khoảng 30 phút. Một số phản ứng nhẹ như đau, đỏ, sưng ở vị trí tiêm sẽ xuất hiện nhưng không đáng lo ngại. Bởi chúng thường biến mất sau vài ngày. Tuy nhiên, hiện tượng dị ứng nghiêm trọng như khó thở, tê bì môi lưỡi, tay chân… lại rất nguy hiểm. Thậm chí dẫn đến sốc phản vệ nên cần được theo dõi và can thiệp kịp thời.

Theo dõi trẻ sau 1 tuần sau tiêm vaccine

Ít nhất 3 ngày đầu sau tiêm, phụ huynh không để trẻ vận động mạnh hoặc hoạt động thể thao cường độ cao. Vì điều này sẽ làm tăng áp lực cho tim. Khiến biểu hiện viêm cơ tim trở nên trầm trọng hơn. Khuyến cáo này được đưa ra sau khi một số quốc gia ghi nhận phản ứng không mong muốn của vaccine, bao gồm viêm cơ tim.

Trong vòng 1 tuần, trẻ cần có người hỗ trợ 24/24. Các chuyên gia cho biết phản ứng sau tiêm vaccine ở trẻ em cũng tương tự như người lớn. Trẻ cũng có thể bị ớn lạnh, sốt, mệt mỏi. Tuy nhiên đối với vaccine Pfizer, thường sau tiêm mũi vaccine thứ 2 sẽ xảy ra phản ứng nhiều hơn mũi 1.

Thường xuyên đo thân nhiệt của trẻ. Nếu sốt dưới 38,5 độ C thì cha mẹ nên nới lỏng quần áo hoặc chườm khăn lạnh cho bé. Đo lại thân nhiệt sau 30 phút. Trường hợp sốt trên 38,5 độ C thì cần dùng thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của nhân viên y tế. Nếu tình trạng sốt không thuyên giảm trong vòng 2 tiếng thì phụ huynh cần đưa trẻ đến cơ sở y tế.

Theo dõi trẻ sau 28 ngày sau tiêm vaccine

Sau 7 ngày đầu thì các phản ứng phụ của vaccine sẽ biến mất. Những phản ứng này cho thấy cơ thể trẻ đang dựng lớp bảo vệ. Tuy nhiên phụ huynh không nên chủ quan mà cần hỏi han xem con cảm thấy như thế nào. Đồng thời quan sát các biểu hiện bất thường ở cơ thể con. Bên cạnh việc tiêm phòng, vẫn rất cần tuân thủ 5K để đạt hiệu quả cao nhất trong công tác phòng chống dịch COVID-19.

Việt Nam đang triển khai chiến dịch tiêm chủng cho trẻ với vaccine Pfizer. Theo báo cáo của Bộ Y tế, đến nay tổng số liều vaccine đã tiêm cho nhóm trẻ này là 5.299.850. Trong đó 4.363.586 mũi một (47,8%) và 936.264 mũi hai (10,3% dân số 12-17 tuổi).

>> Xem thêm: Những điều cần biết về vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ em

Tiếp Thị Gia Đình

Đừng bỏ qua