Tại Việt Nam, chỉ có trung bình 8 bác sĩ trên 10.000 dân

Theo thống kê, tại Việt Nam, chỉ có trung bình 8 bác sĩ/10.000 dân. Đây là một tỷ lệ rất thấp so với mức trung bình là 33 bác sĩ/10.000 dân tại các nước phát triển

Điều này cho thấy, các bác sĩ trong nước đang gặp sự quá tải cũng như áp lực lớn về việc đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân trong nước. Vì lẽ đó, tình trạng này dẫn đến nhu cầu tìm hiểu thông tin về tình trạng sức khỏe đặc thù của bản thân từ các nguồn khác của người bệnh nói riêng và toàn cộng đồng nói chung ngày càng tăng.

Chương trình hỗ trợ chăm sóc sức khỏe đặc biệt tại Việt Nam

Công ty chăm sóc sức khỏe toàn cầu vừa ra mắt mang tên a:care. Đây là một chương trình hỗ trợ chăm sóc sức khỏe đặc biệt tại Việt Nam. Chương trình tích hợp các công cụ kỹ thuật số và công cụ truyền thống, nhằm hỗ trợ người dùng có được sức khỏe tốt hơn.

Ngoài ra, chương trình hỗ trợ giải quyết các nhu cầu đa dạng về chăm sóc sức khỏe của người dùng. Từ phòng ngừa cho đến hỗ trợ điều trị và tạo động lực nâng cao sức khỏe. Cụ thể hơn, tại trang điện tử www.acare.abbott.vn, bệnh nhân có thể tiếp cận các thông tin chăm sóc sức khỏe. Đồng thời, tham gia vào chương trình tích lũy điểm thưởng đầy thú vị, thúc đẩy họ tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ.

A Care

Ông Ngô Văn Huy, Tổng Giám đốc ngành hàng Dược chính thức giới thiệu sáng kiến mới của a:care trong việc hỗ trợ cải thiện chất lượng sống của người Việt Nam

Ông Ngô Văn Huy, Tổng Giám đốc, Ngành hàng Dược phẩm giải thích thêm. Ông nói: “Chúng tôi thấu hiểu sâu sắc những thách thức và nhu cầu của bác sĩ cũng như bệnh nhân tại Việt Nam. Chúng tôi luôn đặt việc tạo thêm giá trị làm trọng tâm trong công việc. Vì vậy, chúng tôi đã tạo ra chương trình hỗ trợ chăm sóc sức khỏe này để giúp hàng triệu người trên khắp đất nước đang tìm kiếm một cuộc sống khỏe mạnh hơn. Nó hỗ trợ giải quyết những nhu cầu quan trọng nhất mà chúng tôi ghi nhận được từ bệnh nhân, bác sĩ và dược sĩ.”

50% người bệnh không dùng thuốc theo chỉ định

Một trong những mục tiêu chính của a:care là giúp bệnh nhân tuân thủ điều trị. Sau khi bác sĩ đã khám bệnh, chẩn đoán và hướng dẫn điều trị, nhiều bệnh nhân vẫn không dùng thuốc đều đặn. Trong một số trường hợp điều trị lâu dài, bệnh nhân đã thậm chí bỏ dở điều trị.

Dựa theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có đến 50% người bệnh không dùng thuốc theo chỉ định. Điều này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe về lâu dài. Trong khi đó, theo một nghiên cứu ở Việt Nam, có đến 37% bệnh nhân suy tim không uống thuốc đúng theo toa của bác sĩ. Hơn một nửa số bệnh nhân sau khi xuất viện (52,5%) vẫn tiếp tục chế độ ăn nhiều muối.

Phó Giáo sư Tiến sĩ, Bác sĩ Phạm Lê An, Phó Chủ tịch hội Bác sĩ Gia đình Việt Nam (Chủ tịch hội Bác sĩ Gia Đình TPHCM) nhấn mạnh về tầm quan trọng của mức độ tuân thủ phác đồ điều trị đối với chất lượng sống của bệnh nhân

Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Phạm Lê An, Phó Chủ tịch Hội Bác sĩ Gia đình Việt Nam chia sẻ. Ông nói: “Tuân thủ điều trị vẫn là một trong những thách thức lớn nhất trong công tác khám chữa bệnh ở Việt Nam. Tuân thủ điều trị sẽ mang lại những lợi ích rõ rệt về tài chính, sức khỏe và cải thiện cuộc sống người bệnh một cách đáng kể.”

Bác sĩ Phạm Lê An trình bày về những thách thức trong điều trị và chẩn đoán cho người bệnh ở Việt Nam

A Care là cẩm nang cho bác sĩ và bệnh nhân

Thông qua trang điện tử a:care, các bác sĩ có thể tiếp cận thông tin khoa học được cập nhật nhất qua các video, bài giảng hoặc các tài liệu khác. Các bác sĩ có thể nhận được chia sẻ từ những chuyên gia đầu ngành tại Việt Nam và quốc tế, bảo đảm việc luôn được cập nhật những thông tin chính xác và hữu ích nhất hỗ trợ cho quá trình điều trị bệnh nhân.

Bên cạnh đó, chương trình cũng trang bị cho bác sĩ những cuốn cẩm nang chăm sóc sức khỏe. Mục tiêu để bác sĩ có thể cung cấp cho bệnh nhân. Từ đó giúp bệnh nhân của họ đạt được kết quả điều trị tốt hơn.

Tiếp Thị Gia Đình

Đừng bỏ qua