Tác dụng của ngải cứu trong việc điều hoà kinh nguyệt

Ngải cứu không chỉ giúp trị một số bệnh phụ nữ, theo phương thuốc Đông Y, mà còn có tác dụng trong việc làm đẹp

Ngải cứu là món rau sống bình dân, thường được dùng để cuốn với thịt hoặc cá và bánh tráng. Nhiều món ăn sẽ mất hương vị đặc biệt nếu thiếu ngải cứu như gà tiềm ngải cứu, lẩu gà ngải cứu, ngải cứu tần trứng vịt lộn hay xào với trứng. Tùy khẩu vị, mỗi gia đình sẽ tự chế ra nhiều món ăn giản dị mà bổ ích từ loại rau này.

Trong Đông y, ngải cứu là vị thuốc gần gũi, dễ kiếm, có tính ôn, vị cay. Dưới đây là những tác dụng thần kỳ của ngải cứu.

NGẢI CỨU, VỊ THUỐC QUÝ CỦA PHỤ NỮ

Tác dụng của ngải cứu đa dạng trong điều trị bệnh phụ nữ. Trước hết, ngải cứu được dùng làm vị thuốc điều hòa kinh nguyệt. Trong Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, GS–TS. Đỗ Tất Lợi chỉ ra những bài thuốc từ ngải cứu như sau:

♦ Khoảng một tuần trước kỳ kinh, bạn lấy 6–12g ngải cứu sắc với nước hoặc hãm với nước sôi như hãm chè rồi chia làm ba lần uống trong ngày.

♦ Trường hợp kinh nguyệt kéo dài, máu ra nhiều, người mệt mỏi, bạn lấy 10g ngải cứu, cho thêm 200ml nước, sắc còn 100ml, cho thêm đường để dễ uống. Bạn sử dụng bài thuốc này hàng tháng vào ngày bắt đầu hành kinh và cả những ngày đang có kinh, uống vào buổi sáng và chiều.

♦ Người ra máu đen và xấu trong ngày hành kinh cũng có thể dùng theo đơn thuốc trên, nhưng nên uống hàng tháng trước ngày dự kiến có “đèn đỏ” khoảng 7–10 ngày.

♦ Ngải cứu dùng hợp lý còn có thể làm thuốc an thai. Bạn dùng 16g lá ngải cứu, 16g tía tô, sắc cùng 600ml nước đến khi còn 100ml rồi thêm đường cho dễ uống. Chia làm 3–4 lần uống trong ngày.

tac-dung-cua-ngai-cuu-hinh-anh-02

Tác dụng của ngải cứu đa dạng trong Đông Y

LÀM SẠCH SÂU TRONG LỖ CHÂN LÔNG, TRỊ MỤN VỚI NGẢI CỨU

Nhờ tác dụng phân giải chất béo, giúp loại trừ cặn bã bám trên da đồng thời dưỡng ẩm cho da, nhiều chị em sử dụng ngải cứu để chăm sóc da.

♥ Để rửa mặt với lá ngải cứu: Bạn lấy lá ngải cứu rửa sạch, đun sôi đến nhừ rồi để nguội. Sau đó, bạn lọc lấy nước, cho vào chai và để trong tủ lạnh dùng dần. Buổi tối, sau khi rửa mặt, bạn dùng khăn thấm nước ngải cứu rồi đắp lên mặt. Vài phút sau, bạn lấy khăn ra và rửa mặt lại bằng nước sạch.

♥ Nếu bị mụn cóc, mụn cơm, bạn giã nhừ lá ngải cứu tươi, chịu khó đắp lên vùng bị mụn nhiều lần mỗi ngày. Khoảng 3–10 ngày sau, mụn sẽ biến mất.

♥ Với mụn trứng cá, bạn lấy lá ngải cứu tươi giã nát, đắp lên mặt khoảng 20 phút rồi rửa sạch. Bạn làm liên tục có thể giúp hết mụn trứng cá và còn sở hữu làn da mịn màng và hồng hào hơn.

tac-dung-cua-ngai-cuu-hinh-anh-03

Giã nát ngải cứu làm mặt nạ tự nhiên để trị mụn

NHỮNG TÁC DỤNG CỦA NGẢI CỨU TRONG Y KHOA THẾ GIỚI

♦ Y học Trung Quốc sử dụng ngải cứu trong chữa bệnh bằng châm cứu. Ngải cứu được khéo léo cuộn lại như một điếu thuốc lá rồi đốt gần các huyệt cần châm cứu. Sức nóng này sẽ kích thích các huyệt khiến việc chữa trị hiệu quả hơn. Đây là cách làm giảm các cơn đau thấp khớp trầm trọng do tiết trời lạnh và ẩm ướt gây nên.

♦ Theo y học dân gian Brazil, ngải cứu có mặt trong phương thuốc chữa trị viêm loét dạ dày. Các nhà nghiên cứu cho biết, ngải cứu có chứa chất chống ô-xy hóa. Đây chính là “vệ sỹ” giúp bảo vệ tốt các mô dạ dày.

♦ Giới khoa học quan tâm tới ngải cứu do loà thực vật này chứa artemisinin, một chất đã được chứng minh có tác dụng chống sốt rét. Chất này có độc tính thấp và rất hiệu quả trong việc chống lại tình trạng kháng thuốc của ký sinh trùng sốt rét. Ngoài ra, artemisinin đang được thử nghiệm như một loại thuốc chống lại bệnh ung thư. Một nhóm các nhà nghiên cứu ở Mississippi, Hoa Kỳ, đã chỉ ra rằng chất artemisinin có thể kháng một số tế bào ung thư khác nhau ở con người.

♦ Các hãng dược phẩm đã chiết xuất ra những loại trà, tinh dầu giúp việc sử dụng ngải cứu dễ dàng hơn. Nếu đang căng thẳng, đau đầu, bạn hãy thử uống hai tách trà từ ngải cứu mỗi ngày.

tac-dung-cua-ngai-cuu-hinh-anh-04

Tác dụng của ngải cứu được công nhận vòng quanh thế giới

LƯU Ý KHI SỬ DỤNG NGẢI CỨU

– Nếu tử cung hoặc vùng chậu bị viêm, nhiễm trùng, bạn không nên dùng nhiều ngải cứu.

– Những người dị ứng với họ cúc cũng có thể dị ứng nên cần tham khảo ý kiến của thầy thuốc khi sử dụng ngải cứu tươi hoặc dược phẩm chiết xuất từ loại rau này. Biểu hiện dị ứng bao gồm viêm cuống phổi, hen suyễn, viêm mũi dị ứng theo mùa, viêm màng kết, viêm da tiếp xúc, nổi mề đay, chàm dị ứng. Nếu dùng liều lượng lớn có thể gây buồn nôn, tổn hại hệ thần kinh, thậm chí làm hỏng thai nếu người sử dụng đang có thai.

Tiếp Thị Gia Đình

Đừng bỏ qua