Sau khi tác lấy lớp mang đỏ bên ngoài để chế biến món ăn, bạn sẽ thấy lộ ra những hạt gấc tròn, dẹt, có răng cưa và những đường vân lồi lõm. Phơi khô những hạt gấc này, rồi nướng hoặc đốt hạt trên bếp lửa, để lớp vỏ ngoài chát thành than, lớp nhân bên trong chuyển sang màu vàng. Dùng cối đá giã nhỏ khoảng 30 hạt gấc, cho vào hũ thủy tinh, để thêm 500ml rượu trắng, đậy thật chặt. Sau khoảng 2 tiếng, bạn đã có rượu hạt gấc để dùng. Tuy nhiên, rượu hạt gấc càng để lâu càng tốt. Theo y học cổ truyền, tác dụng của hạt gấc ngâm rượu được thể hiện ở chỗ: Nhân hạt gấc có vị đắng, hơi ngọt, tính ôn, hơi độc, dùng để chữa vết thương, sang chấn, đau khớp hiệu quả.
Tác dụng của hạt gấc ngâm rượu đối với sức khỏe
Dùng để sát trùng:
Khi bị ngã, đứt tay, bị thương, chảy máu hay bị côn trùng đốt, bạn hãy lấy bông thấm rượu hạt gấc bôi nhiều lần lên vết thương, vừa có tác dụng sát khuẩn, vừa làm cho vết thương nhanh khỏi. Khi dùng, bạn dùng bông gòn thấm rượu bôi lên chỗ đau, vết cắn, vết thương vài ba lần trong ngày, độ 2−4 ngày là khỏi.
Chữa đau răng, chảy máu răng:
Ngậm một ngụm rượu gấc vào mỗi buổi sáng và buổi chiều sẽ giảm triệu chứng đau. Rượu hạt gấc còn dùng được trong trường hợp bi đau họng, chảy máu trong miệng, đau miệng.
Chữa đau khớp, nhức khớp, sái chân, bong gân:
Đây là tác dụng của hạt gấc ngâm rượu được dùng thường xuyên nhất. Dùng rượu hạt gấc bôi vào chỗ đau, sái khớp nhiều lần trong ngày, xoa bóp nhẹ nhàng vùng đau đến khi bớt đau và khỏi.
Chữa tụ máu sau chấn thương:
Bôi rượi gấc vào các vết bầm, tụ máu, xoa nhẹ để vết bầm mau tan. Dùng 3−4 lần/ngày.
Chữa nhức mỏi vai gáy:
Thoa đều rượu hạt gấc lên vùng bị đau nhiều lần trong ngày để giảm nhức mỏi.
Tác dụng của hạt gấc ngâm rượu được ví như mật gấu thực vật, vì có công dụng giảm đau nhức hiệu quả. Bạn có thể dùng nhiều lần trong ngày mà không bị tác dụng phụ. Để đạt được kết quả như mong muốn, cần dùng đều đặn, kiên trì, kết hợp cùng các biện pháp xoa bóp nhẹ nhàng.
Bài: Lệ Thủy
Tiếp Thị Gia Đình