Sự thật thú vị về thực phẩm có thể bạn chưa biết – Kỳ 3

Mấy ai ngờ, đằng sau vẻ ngoài quen thuộc ấy; mỗi loại rau trái đều mang trong mình những sự thật thú vị

Người ta nói, đừng đánh giá quyển sách qua cái bìa. Với thực phẩm cũng vậy. Mấy ai ngờ, đằng sau vẻ ngoài quen thuộc ấy; mỗi loại rau trái đều mang trong mình những sự thật thú vị

Từ số này, Tiếp Thị Gia Đình sẽ mang đến cho bạn những điều lý thú; sự thật thú vị về hai mặt lợi, hại của rau củ, thực phẩm. Hóa ra những thực phẩm ta ăn hàng ngày; cùng ẩn chứa nhiều bí mật ít ai ngờ lắm đấy!

Đừng trông mặt mà bắt hình dong; đừng đánh giá quyển sách qua cái bìa. Thực phẩm cũng vậy. Mấy ai ngờ đằng sau vẻ ngoài quen thuộc ấy; mỗi loại rau trái đều mang trong mình những sự thật thú vị.

Hơn hai ngàn năm trước, hiền triết Hippocrates; của Hy Lạp cổ đại đã nói: “Hãy để thực phẩm chữa bệnh cho ngươi và hãy để thuốc của ngươi đến từ thực phẩm”; (Let thy food be thy medicine and thy medicine be thy food). Mỗi ngày, chúng ta dùng bao nhiêu loại thực phẩm? Bạn đã biết sự thật thú vị gì về khả năng phòng chữa bệnh của những loại thực phẩm này?

Cùng TTGĐ tìm hiểu qua loạt bài viết về những sự thật thú vị có thể bạn chưa biết; mặt tốt – xấu; và bí quyết sử dụng đúng cách các loại thực phẩm chúng ta vẫn tiêu thụ hàng ngày.

Sự thật thú vị về thực phẩm có thể bạn chưa biết

Dưa leo (cucumber): Cùng họ với dưa lưới, bí đỏ, nhưng dưa leo có rất ít chất dinh dưỡng.

Lợi:

Ăn kiêng giảm cân. Cả chén dưa chỉ chứa 15 calorie do 95% thành phần trái dưa là nước.

Cách dùng:

Gọt vỏ, xắt mỏng làm salad.

Làm mặt nạ cung cấp nước cho da.

Dừa (coconut): Ngày càng được ưa chuộng trên thế giới. Dầu dừa được dùng trong công nghiệp thực phẩm, mỹ phẩm và sản phẩm vệ sinh. Nước dừa chứa rất ít calorie, không có chất béo và giàu potassium.

Lợi:

Giảm nguy cơ bệnh tim mạch. Nước dừa giàu potassium, một khoáng chất giúp giảm lượng cholesterol, tăng cường chức năng tế bào. Nghiên cứu cho thấy người dân ở các nước sử dụng dừa phổ biến, trong đó có Việt Nam, ít mắc bệnh tim hơn các nước khác.

Chống đói. Nửa chén cơm dừa chứa 3,5g chất xơ, giúp bạn giảm cơn thèm ăn hiệu quả.

Giúp tăng cường tiêu hóa nhờ các a-xít béo có trong dừa.

Kích thích giảm cân. Một nghiên cứu năm 2009 cho thấy; dầu dừa giúp giảm tỷ lệ cholesterol LDL xấu, tăng lượng cholosterol HDL tốt trong cơ thể. Dầu dừa là loại thực phẩm giàu chất béo, nhưng chuỗi phân tử trung bình trong a-xít béo của dầu dừa; lại có khả năng làm giảm cân. Các nhà khoa học chưa phát hiện ra nguyên nhân; nhưng có thể dầu dừa sinh nhiệt trong cơ thể, tăng khả năng đốt cháy calorie.

Nước dừa là một chất điện giải hữu hiệu, tốt cho các vận động viên và người thường xuyên tập thể dục thể thao.

Hơn 90% a-xít béo trong dầu dừa thuộc loại chất béo bão hòa, giúp dầu dừa bảo quản được lâu mà không bị trở mùi hôi.

Cách dùng:

Nước dừa tươi rất có lợi cho sức khỏe. Nên uống nước dừa thay các loại nước uống tăng lực khác. Cơm dừa non có thể dùng ăn kiêng, giảm cân, làm kem, làm bánh mứt, hay kho với thịt… Sữa dừa dùng để nấu cà-ri.

Dầu dừa để dưỡng da, dưỡng tóc. Đặc biệt, trộn dầu dừa với dầu trái bơ, baking soda và sáp ong có thể dùng làm mỹ phẩm khử mùi tự nhiên, rất tốt cho sức khỏe, thay cho các sản phẩm khử mùi thường chứa nhôm, gây ung thư.

Đậu bắp (Okra): Chứa ít calorie, nhưng rất giàu vitamin A, C, folate, nhất là potassium – chất điện giải giúp cân bằng chất lỏng, tăng dẫn truyền thần kinh, duy trì chức năng cơ và quá trình trao đổi chất trong cơ thể.

Lợi:

Giảm cholesterol. Hàm lượng pectin cao kích thích ruột hấp thụ mật để tiêu hóa thức ăn, từ đó bắt gan dùng cholesterol sản sinh ra nhiều mật hơn nữa.

Chống táo bón do giàu chất xơ.

Giúp giảm cân do chứa ít calorie.

Cách dùng:

Để nguyên trái khi nấu sẽ ít nhớt hơn. Nấu chung với một loại thực phẩm giàu chất chua, ví dụ: cà chua, cũng giảm độ nhớt. Tinh bột trong đậu bắp giúp làm đặc món súp.

Đu đủ (Papaya): Giống các loại trái cây có màu vàng cam, đu đủ cũng giàu vitamin C và beta-carotene. Ăn một trái đu đủ nhỏ đã đủ cung cấp gấp đôi lượng vitamin C cần thiết mỗi ngày.

Lợi:

Ngừa bệnh tim. Bên cạnh vitamin C và beta-carotene, đu đủ cũng giàu vitamin E và A. Các chất chống ô-xy hóa này làm chậm quá trình ô-xy hóa cholesterol trong máu, từ đó giảm nguy cơ bệnh tim và đột quỵ.

Ngừa ung thư đại tràng. Chất xơ trong đu đủ có khả năng kết hợp với các độc tố gây ung thư

trong đại tràng, kéo chúng tách khỏi các tế bào khỏe mạnh.

Giảm viêm nhiễm. Nhờ có các enzyme tiêu thụ protein, đồng thời kích thích quá trình phục hồi khi bị phỏng.

Kiểm soát bệnh viêm khớp. Vitamin C trong đu đủ giúp giảm bớt chứng hen suyễn và viêm khớp.

Ngăn ngừa chứng suy giảm điểm vàng gây mất thị lực ở người già.

Hại:

Người bị dị ứng nhựa cây sẽ dễ bị dị ứng với đu đủ.

Cách dùng:

Ăn trái chín đã gọt bỏ vỏ. Trái xanh dùng làm gỏi. Nấu đu đủ với thịt giúp làm mềm thịt. Một số chất làm mềm thịt được sản xuất từ chiết xuất trái đu đủ.

Tiếp Thị Gia Đình

Đừng bỏ qua