Sự thật thú vị về thực phẩm có thể bạn chưa biết – Kỳ 16

Cùng TTGĐ tìm hiểu qua loạt bài viết về những sự thật thú vị có thể bạn chưa biết, mặt tốt – xấu và bí quyết sử dụng đúng cách các loại thực phẩm.

Mời bạn cùng TTGĐ du hành vào thế giới thực phẩm kỳ này. Cùng TTGĐ tìm hiểu qua loạt bài viết về những sự thật thú vịcó thể bạn chưa biết; mặt tốt – xấu; và bí quyết sử dụng đúng cách các loại thực phẩm chúng ta vẫn tiêu thụ hàng ngày.

Kỳ này, hành trình cùng TTGĐ tìm hiểu về những sự thật thú vị; những mặt lợi hại của thực phẩm quanh ta sẽ tiếp tục với ba gương mặt quen thuộc trong thực đơn hàng ngày của bạn.

Bàn tiệc thực phẩm xanh kỳ này có đầy đủ củ, trái, thịt thà. Bạn sẽ chọn ăn món gì? Vịt quay Bắc Kinh thịnh soạn; chà là Trung Đông ngọt lị; hay canh củ cải nhớ mãi vị quê nhà?

SỰ THẬT THÚ VỊ VỀ THỊT VỊT (DUCK)

Vịt quay, vịt nấu chao, mì vị tiềm, bún măng vịt… Toàn món ngon nghe thôi đã thèm, nhỉ? Bạn có biết; không chỉ là món ăn, thịt vịt còn là vị thuốc chữa bệnh cực hữu ích.

Lợi:

Tốt cho hệ tiêu hóa và thần kinh: Theo Đông y cổ truyền, thịt vịt bổ ngũ tạng, bổ máu, giải nhiệt, giúp nuôi dưỡng dạ dày, sinh tân dịch, làm hết tật giật mình, trấn định tâm thần…

Giàu dinh dưỡng: Trong 100g thịt vịt có đến 25g protein; 201 calo và hàm lượng cao can-xi, lipit, phốt-pho, kẽm, ma-giê, vitamin B, A, E, K…

Tốt cho tim: Thịt vịt cung cấp omega-3 và axit béo omega-6; góp phần làm cho trái tim khỏe.

Chống xơ vữa động mạch: Máu vịt cónhiều a-xít oleic và nhiều thành phần tương tự dầu ô-liu, giúp chống lại hiện tượng xơ vữa động mạch.

Bồi bổ cơ thể người bệnh: Thịt vịt có vị ngọt, tính mát nên có thể khắc phục tình trạng tăng huyết áp, ù tai, nhức đầu, chóng mặt, ho khan, ít đờm, lao phổi… ở những người bị suy nhược cơ thể sau bệnh.

Hại:

Nhiều cholesterol: Lượng cholesterol có trong thịt vị khá cao (khoảng25mg/kg) cùng nhiều chất béo bão hòa. Vì vậy, khi ăn thịt vịt, bạn nên ăn từng phần nhỏ và chỉ nên ăn phần ức, không nên ăn da và các phần nhiều mỡ để tránh nạp dư chất béo bão hòa và cholesterol.

Độ đạm cao: Một số người dị ứng với những thực phẩm chứa lượng protein cao không nên ăn thịt vịt vì có thể gặp dấu hiệu ngứa ngoài da, sưng đỏ, đau bụng, tiêu hóa kém, nôn ói…

Không tốt cho người có thể chất yếu: Theo Đông y, thịt vịt có tính hàn. Người có thể trạng hàn lạnh nên hạn chế ăn thịt vịt vì có thể gây lạnh bụng, dẫn đến cảm giác chán ăn, đau bụng, tiêu chảy…

Người bị cảm lạnh không nên ăn thịt vịt vì cơ thể đang ở trong trạng thái yếu ớt, chức năng tiêu hóa giảm sút.

Thịt vịt có lượng purin cao, làm tăng a-xít uric, không tốt cho bệnh nhân gout.

Người mới phẫu thuật cần kiêng thịt vịt vì chúng khiến vết thương lâu lành.

Không tốt cho người có hệ tiêu hóa, bài tiết kém: Theo Đông y, thịt vịt mang tính hàn nên những người có hệ tuần hoàn kém lâu ngày, làm suy yếu các cơ quan khác như hệ tiêu hóa, thận, hệ thống miễn dịch… nếu ăn nhiều thịt vịt, cơ thể càng dễ bị nhiễm lạnh, bệnh dễ trở nặng.

Cách dùng:

Thịt vịt thường dai hơn thịt gà, heo. Vì thế, khi ăn, xắt thịt vịt theo chiều xéo sẽ dễ thao tác hơn. Thịt vịt cũng thường có mùi hôi. Gừng, rượu, muối, giấm… là các loại gia vị hữu hiệu để khử mùi thịt vịt khi chế biến.

SỰ THẬT THÚ VỊ VỀ CỦ CẢI TRẮNG (DAIKON)

Ngoài dùng để nấu canh, xào, kho với thịt… củ cải trắng còn được gọi là nhân sâm trắng nhờ có nhiều tác dụng trong hỗ trợ tăng cường sức khỏe, chữa bệnh.

Lợi:

Giảm nguy cơ ung thư: Chiết xuất từ ​​rễ củ cải có thể tiêu diệt các tế bào ung thư bằng cách kích hoạt cơ chế tự hủy của tế bào ác tính, nhờ sự xuất hiện của isothiocyanate – chất được cho là không loại củ nào dồi dào bằng củ cải.

Điều chỉnh huyết áp: Củ cải giàu kali, giúp duy trì sự cân bằng natri–kali trong cơ thể, nhằm giữ cho huyết áp ổn định.

Tốt cho bệnh nhân tiểu đường: Củ cải giàu chất xơ và có chỉ số glycemic thấp, không làm lượng đường trong máu tăng lên.

Ngăn ngừa bệnh vàng da: Củ cải giúp điều chỉnh lượng bilirubin trong máu (nguyên nhân chính gây vàng da).

Tốt cho bệnh nhân hen suyễn: Củ cải có đặc tính chống xung huyết, do vậy rất có lợi cho bệnh nhân hen suyễn.

Tốt cho thận: Các chất lợi tiểu tự nhiên trong củ cải rất tốt để cải thiện sức khỏe thận. Chúng đóng vai trò như một chất tẩy rửa tự nhiên, giúp loại bỏ các độc tố khỏi cơ thể.

Hại:

Ăn quá nhiều củ cải có thể gây rối loạn tiêu hóa, đau bụng, tiểu gắt, dị ứng…

Phụ nữ có thai tuyệt đối không được ăn củ cải sống vì sẽ làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm trong thai kỳ.

Không dùng kết hợp củ cải trắng với cà rốt: Củ cải giàu vitamin C, nhưng trong cà rốt lại chứa nhiều enzyme phân hủy loại vitamin này. Khi sử dụng cả hai thực phẩm cùng lúc sẽ làm tiêu hủy lượng vitamin C của củ cải.

Không uống nhân sâm sau khi ăn củ cải vì các thành phần có trong hai loại thực phẩm này sẽ xung đột, làm mất giá trị dinh dưỡng.

Không dùng củ cải trắng chung với mộc nhĩ (nấm mèo): Các enzyme có trong củ cải trắng sẽ phản ứng hóa học với các chất sinh học có trong mộc nhĩ, điều này gây ra ảnh hưởng xấu cho da. Thậm chí, người có cơ địa nhạy cảm có thể bị viêm da.

Cách dùng:

Xắt củ cải trắng thành lát mỏng, ngâm với mật ong, để qua đêm. Ngậm, nhai và nuốt từ từ hỗn hợp này để trị chứng ho khan, tiêu đờm, bảo vệ thanh quản.

SỰ THẬT THÚ VỊ VỀ CHÀ LÀ (DATE)

Chà là có nguồn gốc từ các đảo thuộc vịnh Ba Tư. Quả chà là có màu nâu đỏ, thuộc dạng hạch cứng, kích thước nhỏ. Chà là thường được sử dụng ở dạng sấy khô, vì khi đó giá trị dinh dưỡng của chà là đạt đến mức cao nhất.

Lợi:

Cải thiện tiêu hóa: Chà là khô có đặc tính chống ô-xy hóa, giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất. Ngoài ra, chúng chứa nhiều chất xơ, giúp tăng cường tiết dịch tiêu hóa và hấp thu thức ăn.

Ngừa yếu sinh lý: Nhiều nghiên cứu cho thấy chà là giúp tăng khả năng tình dục và giảm nguy cơ vô sinh do rối loạn tình dục.

Tốt cho xương: Chà là là nguồn cung cấp can-xi tuyệt vời nên rất có ích cho xương và răng.

Tốt cho da: Chà là khô cung cấp vitamin B5 có lợi cho các tế bào da và giúp khắc phục thương tổn do những gốc tự do gây ra.

Tốt cho tóc: Vitamin B5 trong chà là giúp duy trì da đầu khỏe mạnh và củng cố chân tóc. Ăn chà là mỗi ngày có thể giúp ngăn chặn nguy cơ tóc bị khô, gãy, chẻ ngọn…

Hại:

Trong chà là có chất tyramin, ăn nhiều có thể gây đau nửa đầu ở một số người.

Gây tăng cân: Dù chứa nhiều chất xơ nhưng chà là vẫn có lượng calo khá cao, khiến bạn tăng cân nếu ăn
quá nhiều.

Cách dùng:

Chà là đóng gói có thể bảo quản trong một năm. Không mua chà là quá khô và giòn vì giá trị dinh dưỡng đã giảm nhiều. Bảo quản chà là trong ngăn mát tủ lạnh sẽ giữ được hương vị và dưỡng chất.

Đừng bỏ qua