Mời bạn cùng TTGĐ du hành vào thế giới thực phẩm kỳ này. Cùng TTGĐ tìm hiểu qua loạt bài viết về những sự thật thú vị; có thể bạn chưa biết; mặt tốt – xấu; và bí quyết sử dụng đúng cách các loại thực phẩm chúng ta vẫn tiêu thụ hàng ngày.
Kỳ này, hành trình cùng TTGĐ tìm hiểu về những sự thật thú vị; những mặt lợi hại của thực phẩm quanh ta sẽ tiếp tục với ba gương mặt quen thuộc trong thực đơn hàng ngày của bạn.
Chút mằn mặn vị biển từ cá cơm, chút thơm bùi của hạnh nhân sấy, điểm thêm vài nốt chua ngọt của vị mơ chín mọng, bàn tiệc thực phẩm xanh của TTGĐ kỳ này mời bạn nhấc đũa với bao bí mật bất ngờ.
SỰ THẬT THÚ VỊ VỀ CÁ CƠM (ANCHOVY)
Cá cơm, hay còn gọi là cá trổng, là loại cá nhỏ, hình dáng thuôn dài; thường bơi thành bầy, sống chủ yếu ở các vùng nước mặn. Ở châu Âu, cá cơm được làm sạch ruột; ướp muối, làm chín, ngâm dầu và đóng hộp. Tại Việt Nam, cá cơm thường được dùng tươi,;hấp, làm khô và là nguyên liệu chính để làm nước mắm.
LỢI
Tốt cho tim: Cá cơm là nguồn dồi dào các a-xít béo không bão hòa; có lợi cho sức khỏe tim mạch. Ăn cá cơm giúp làm giảm cholesterol xấu trong máu.
Sửa chữa tế bào: Protein có trong cá cơm giúp sửa chữa và ổn định hoạt động của các mô tế bào liên kết.
Cải thiện sức khỏe da: Các a-xít béo, vitamin E và selen trong cá cơm; nuôi dưỡng làn da khỏe mạnh, ngăn ngừa mụn và nếp nhăn.
Tốt cho răng và xương: Cá cơm cung cấp canxi, giúp duy trì sức khỏe răng và xương.
Tốt cho mắt: Vitamin A trong cá cơm giúp cải thiện thị lực và ngăn ngừa các bệnh về mắt; liên quan đến tuổi tác như thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể.
Giảm cân: Cá cơm có ít calo, giúp kiểm soát cân nặng hiệu quả.
Thực phẩm sạch: Sự thật thú vị. Hải sản thường có hàm lượng lớn thủy ngân và các chất độc tích tụ từ môi trường sống. Song, cá cơm lại có ít chất độc hơn nhờ vòng đời tương đối ngắn.
HẠI:
Người bị gout: Giống như nhiều hải sản khác, trong cá cơm chứa nhiều purine. Nguyên nhân bệnh gout là do sự rối loạn chuyển hóa purine trong cơ thể gây ra. Vì vậy, người bị gout nên tránh ăn cá cơm.
Người suy giảm chức năng gan thận: Hầu hết các loại cá đều có hàm lượng protein phong phú, hấp thụ quá nhiều sẽ tăng thêm gánh nặng cho gan, thận.
Người bị dị ứng: Những người có cơ địa bị dị ứng da do ăn hải sản nên thận trọng khi ăn cá cơm. Sự thật thú vị.
CÁCH DÙNG:
Có nhiều cách chế biến cá cơm, nhưng để đảm bảo món ăn vừa ngon miệng, vừa bảo toàn dưỡng chất thì kho, hấp, lăn bột chiên giòn là những cách nấu cá cơm lý tưởng nhất. Ngoài ra, các cách bảo quản cá cơm lâu dài như phơi khô, ủ mắm… cũng rất ngon.
SỰ THẬT THÚ VỊ VỀ HẠNH NHÂN (ALMOND)
Hạnh nhân từ xa xưa đã là một trong những loại hạt có giá trị dinh dưỡng cao. Hạnh nhân phổ biến trong chế độ ăn của người Ai Cập cổ đại và Ấn Độ. Người Ấn Độ tin rằng hạnh nhân tốt cho não bộ, nâng cao trí tuệ và tuổi thọ.
LỢI
Cân bằng cholesterol: Dùng hạnh nhân hàng ngày giúp tăng hàm lượng cholesterol tốt (HDL) và giảm đáng kể hàm lượng cholesterol xấu (LDL) trong máu.
Tốt cho tim: Trong hạt hạnh nhân có chứa chất béo đơn bão hòa, protein và kali. Đây là những chất hỗ trợ khả năng vận động của tim. Hạnh nhân cũng còn là nguồn cung cấp a-xít folic và ma-giê, giúp hạ thấp mức homocystein – chỉ số chỉ mức độ đóng mảng trong mạch máu.
Chống ung thư: Hạnh nhân chứa gamma-tocopherol, một dạng của vitamin E có tác dụng như một chất chống ô-xy hóa mạnh mẽ, chống các gốc tự do có liên quan đến nhiều loại ung thư như đại tràng, tuyến tiền liệt, vú…
Tốt cho não: Hạnh nhân có riboflavin và L-carnitine là hai chất dinh dưỡng có ảnh hưởng tích cực đến hệ thần kinh và ngăn ngừa suy giảm nhận thức.
Tốt cho thai nhi: Sự thật thú vị. A-xít folic trong hạnh nhân là hợp chất giúp bà mẹ bổ sung dinh dưỡng cho thai nhi và giảm các khuyết tật bẩm sinh của em bé.
Tốt cho răng và xương: Hạnh nhân là nguồn dồi dào các khoáng chất vi lượng, bao gồm ma-giê và phốt-pho,hỗ trợ xây dựng và duy trì răng, xương
Giảm béo: Hạt và tinh dầu hạnh nhân gây cảm giác mau no, tránh ăn nhiều. Bổ sung hạnh nhân vào khẩu phần ăn giúp kiểm soát cân nặng hiệu quả.
Nhuận tràng: Hạnh nhân có chất xơ, chống táo bón hiệu quả.
HẠI
Các vấn đề về tiêu hóa: Ăn quá nhiều hạnh nhân trong thời gian ngắn có thể dẫn tới rối loạn tiêu hóa vì thừa chất xơ.
Quá liều vitamin E: Mỗi ngày cơ thể chỉ cần khoảng 15mg vitamin E. Việc tiêu thụ một lướng lớn hạnh nhân có thể dẫn tới tình trạng dư thừa vitamin E trong cơ thể, gây tiêu chảy, đầy hơi, mờ mắt, nhức đầu, chóng mặt…
Gây dị ứng: Dù hiếm nhưng một số người vẫn hay phản ứng dị ứng với hạt hạnh nhân. Triệu chứng thường gặp là phát ban và khó thở.
CÁCH DÙNG
– Hạt hạnh nhân có thể dùng làm nguyên liệu nấu các món mặn (bò hầm, cháo súp), món ngọt (xôi, chè, bánh ngọt), salad, sinh tố rau củ…
– Si-rô hạnh nhân có thể được cho vào khi pha cà phê để tăng hương vị.
SỰ THẬT THÚ VỊ VỀ MƠ (APRICOT)
Mơ là loại trái cây giàu vitamin và dưỡng chất, rất có lợi cho sức khỏe. Mơ có thể dùng để ăn trực tiếp, làm nước trái cây, mứt… Ở Việt Nam, mơ mọc nhiều ở vùng núi các tỉnh phía Bắc. Cây thường ra hoa vào cuối đông – đầu xuân, được mùa thu hoạch vào tháng Ba, Tư hàng năm.
LỢI
Thanh nhiệt: Mơ ngâm đường, pha nước dùng để giải khát và thanh nhiệt rất tốt. Nước mơ hỗ trợ hiệu quả trong điều trị ho, hen suyễn…
Tốt cho máu: Mơ khô rất giàu sắt, giúp sản xuất tế bào hồng cầu, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh thiếu máu hiệu quả.
Giúp nhuận tràng: Mơ có chứa rất nhiều chất xơ, tốt cho hoạt động của hệ tiêu hóa. Hàm lượng chất xơ trong quả mơ giúp kích thích các chất lỏng trong dạ dày, hỗ trợ quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng.
Tốt cho tim mạch: Hàm lượng chất xơ pectin dồi dào trong quả mơ giúp giảm lượng cholesterol xấu (LDL) và tăng cholesterol tốt (HDL), bảo vệ sức khỏe tim mạch hữu hiệu. Ngoài ra, hàm lượng kali trong trái mơ cũng giúp cân bằng điện giải trong cơ thể.
Tăng cường thể chất: Vitamin C, A và các nguyên tố vi lượng trong trái mơ bổ sung nhiều chất dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng.
Tốt cho gan: Mơ là nguồn cung cấp vitamin B15 (a-xít pangamic) rất có lợi cho những người bị bệnh gan như viêm gan, xơ gan…
Chữa sốt: Các chất làm dịu và chống viêm trong quả mơ giúp làm giảm sốt nhanh chóng.
HẠI
Mơ có vị chua và tính nhiệt, không hợp với người bị đau dạ dày hoặc cảm mạo.
Hạt mơ có tính độc nên được dùng rất hạn chế trong Đông y.
CÁCH DÙNG
Mơ có rất nhiều ứng dụng trong ẩm thực. Ngoài mơ ngâm đường, mơ muối dùng để làm nước uống, người ta còn dùng mơ để ngâm rượu, làm mứt, ô mai và làm nước sốt.
Bài: Lê Lộc
Tiếp Thị Gia Đình