Sự thật thú vị về thực phẩm có thể bạn chưa biết – Kỳ 10

Cùng TTGĐ tìm hiểu qua loạt bài viết về những sự thật thú vị có thể bạn chưa biết, mặt tốt – xấu và bí quyết sử dụng đúng cách các loại thực phẩm.

Mời bạn cùng TTGĐ du hành vào thế giới thực phẩm kỳ này. Cùng TTGĐ tìm hiểu qua loạt bài viết về những sự thật thú vịcó thể bạn chưa biết; mặt tốt – xấu; và bí quyết sử dụng đúng cách các loại thực phẩm chúng ta vẫn tiêu thụ hàng ngày.

Kỳ này, hành trình cùng TTGĐ tìm hiểu về những sự thật thú vị; những mặt lợi hại của thực phẩm quanh ta sẽ tiếp tục với ba gương mặt quen thuộc trong thực đơn hàng ngày của bạn.

Tạm xa rời những bàn tiệc thịnh soạn với rau củ đắt tiền. Kỳ này, TTGĐ mời bạn thưởng thức trà chiều thanh nhã; hoặc chấm mút những món quà vặt dân dã và tìm hiểu xem; đằng sau hương vị hấp dẫn ấy là những sự thật thú vị gì.

SỰ THẬT THÚ VỊ VỀ CÀ CHUA (TOMATO)

Sự thật thú vị: Cà chua có ít calo, giàu vitamin A, C và khoáng chất có lợi, dù ăn tươi hay nấu chín cùng thực phẩm khác đều ngon miệng. Một trái cà chua chín chứa khoảng 26 calo, 23mg vitamin C và 20mcg folate. Dù được xếp là một loại trái cây, song cà chua được sử dụng nhiều hơn với vai trò là rau củ.

Lợi:

Ngừa ung thư. Một nghiên cứu cho thấy nam giới thường xuyên ăn các món từ cà chua; có tỷ lệ ung thư tuyến tiền liệt thấp hơn. Lycopene – một chất chống ô-xy hóa trong cà chua; là tác nhân chống ung thư tự nhiên của loại trái này. Lycopene có nhiều trong các loại nước ép và sốt cà chua.

Cà chua chứa a-xít chlorogenic; hợp chất bảo vệ cơ thể khỏi ung thư; bằng cách ngăn chặn tác động của các độc tố từ môi trường; điển hình là nitrosamine – hợp chất gây ung thư có trong khói thuốc lá.

Ngăn ngừa bệnh tim. Phần hơi sệt giống như thạch bao quanh hạt cà chua; chứa hàm lượng salicylat cao, giúp chống đông máu và giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

Các nhà nghiên cứu còn thấy rằng; khả năng làm giảm cholestetol LDL có hại; kích thích hoạt động enzyme chống ô-xy hóa superoxide dismutase (SOD); và hạn chế tổn thương DNA trong tế bào bạch cầu của lycopene; cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe tim mạch.

Hại:

Gây rối loạn tiêu hóa. Một chất không xác định có trong cà chua và các sản phẩm có nguồn gốc từ cà chua; có thể gây ra tình trạng trào ngược a-xít, gây khó tiêu và ợ nóng.

Gây nhức đầu. Dù có hàm lượng khá thấp, song chất độc solanine trong cà chua có thể gây đau đầu ở những người mẫn cảm.

Gây lở loét. Những vết đẹn, nhiệt miệng sẽ khó lành; và đau hơn khi bạn ăn nhiều cà chua.

Cách dùng:

– Không nên ăn cà chua cùng với dưa leo; vì enzyme catabolic có trong dưa leo sẽ phân hủy hết toàn bộ lượng vitamin C có trong cà chua.

– Lycopene trong cà chua là một chất tan trong chất béo. Vì thế, để hấp thu lycopene tốt hơn; bạn có thể cho thêm chút dầu ô-liu vào trong các món salad có cà chua.

SỰ THẬT THÚ VỊ VỀ ME (TAMARIND)

Sự thật thú vị: Me là loài cây nhiệt đới có nguồn gốc từ miền Đông châu Phi; nhưng hiện nay được trồng nhiều hơn ở khu vực nhiệt đới của châu Á và Nam Mỹ. Trái me có vị chua, được dùng như gia vị trong các món ăn (canh chua), đồ uống (đá me) hoặc đồ tráng miệng, ăn vặt (me ngào, me ướp đường, kẹo me…).

Lợi:

Giúp tiêu hóa tốt: Bột trái me chín có tác dụng tốt trong điều trị nôn mửa, đầy hơi và khó tiêu. Pha me tươi hoặc bột me để làm nước uống; có tác dụng kích thích vị giác, giúp ăn ngon hơn.

Tăng cường khả năng miễn dịch: Do giàu vitamin C nên khả năng tăng cường miễn dịch; hạn chế nguy cơ nhiễm trùng cho cơ thể của me rất tốt.

Chữa cảm lạnh: Bột và thịt trái me khi đem nấu canh; có thể dùng như một bài thuốc chữa cảm mạo, sốt cao, suy nhược cơ thể. Súc miệng nước me giúp giảm đau rát họng.

Hại:

Me sống ăn với mắm đường, muối ớt, mắm ruốc… là món quà vặt phổ biến. Tuy nhiên, do trái me có vỏ dễ vỡ; lại thường không được bảo quản tốt khi bày bán nên dễ bị nhiễm khuẩn; dẫn đến các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy…

Cách dùng:

– Trái me chín đem dầm ra pha với nước mắm và đường sẽ tạo thành nước mắm me. Đây là loại nước chấm đặc biệt, kết hợp vị chua , ngọt, mặn, cay, rất ngon khi dùng để chấm các loại khô, cá nướng, cóc, ổi, xoài…

SỰ THẬT THÚ VỊ VỀ TRÀ (TEA)

Sự thật thú vị: Trà một trong những loại thức uống không cồn phổ biến nhất thế giới. Hầu hết các loại trà nổi tiếng nhất được trồng ở Ấn Độ, Sri Lanka, Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và Indonesia. Nhiều nghiên cứu đã khẳng định những tác dụng tốt của trà đối với sức khỏe nhờ chứa hàng trăm hợp chất, bao gồm flavonoid – một chất  chống ô-xy hóa mạnh mẽ. Tùy vào cách xử lý lá và chồi mà cho ra nhiều loại trà khác nhau như trà đen, trà trắng, trà xanh, trà ô-long…

Lợi

Thúc đẩy giảm cân. Kết quả từ một số thử nghiệm đã cho thấy tiêu thụ chất catechin có trong trà xanh (khoảng 270–1.200 mg/ngày) giúp giảm trọng lượng cơ thể và giảm hàm lượng chất béo thông qua quá trình ô-xy hóa.

Ngừa đột quỵ. Một nghiên cứu cho thấy nguy cơ đột quỵ đã giảm khoảng 70% ở nam giới uống ít nhất 5 tách trà đen/ngày. Chất flavonoid trong trà chống đột quỵ theo hai cách: làm giảm khả năng hình thành cục máu đông của tiểu cầu – nguyên nhân của hầu hết các ca đột quỵ; ngăn chặn sự gây hại lên động mạch bởi các gốc tự do và các phân tử không ổn định được giải phóng khi cơ thể tiêu thụ ô-xy.

Chống tiểu đường. Những người uống trà xanh có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường týp 2 thấp hơn người bình thường. Giả thiết phổ biến nhất cho kết quả này là do chất epigallocatechin gallate (EGCG) trong trà xanh giúp giảm huyết áp và lượng đường trong máu.

Bảo vệ tim mạch. Các chất chống ô-xy hóa trong trà giúp ngăn chặn quá trình ô-xy hóa cholesterol, hạn chế khả năng cholesterol bám vào thành động mạch.

Ức chế ung thư. Trà là thực phẩm chống ung thư hữu hiệu nhờ cơ chế của EGCG giúp bảo vệ DNA trong tế bào khỏi các tác nhân gây ung thư. Chất này cũng có khả năng ức chế một loại enzyme mà các tế bào ung thư cần để nhân rộng.

Hỗ trợ sức khỏe răng miệng. Tannin được tìm thấy trong trà là chất gắn kết các protein bề mặt trong miệng, giúp vô hiệu hóa việc vi khuẩn hình thành mảng bám. Chất fluoride trong trà, nhất là trà xanh, có tác dụng chống sâu răng hiệu quả.

Hại

Hạn chế hấp thu sắt. Tannin có thể làm giảm khả năng hấp thu sắt của cơ thể tới hơn 80% nếu uống trà trong lúc đang dùng bữa. Để khắc phục, bạn có thể thêm chanh hoặc sữa (giúp liên kết các phân tử tanning) vào trà để ngăn chặn cơ chế này.

Kích thích tiểu tiện. Trà có tác dụng lợi tiểu, khiến bạn đi tiểu nhiều và liên tục hơn. Điều này có thể dẫn đến tình trạng đào thải kali quá mức, gây ảnh hưởng đến sự cân bằng khoáng chất trong cơ thể.

Mất ngủ. Tương tự cà phê, trà là một thực phẩm chứa nhiều chứa caffeine. Một tách trà đen hoặc trà xanh chứa khoảng 35–45mg caffeine, có thể gây khó ngủ.

Đau đầu. Trà có thể gây đau đầu ở người có tiền sử bị bệnh đau nửa đầu.

Cách dùng:

– Ngoài uống trực tiếp, nước trà tươi là nguyên liệu chính để pha trà sữa, trà trái cây…

– Bã trà rất tốt để dùng bón cây, làm mặt nạ dưỡng da, khử mùi tủ lạnh, xe hơi…

Đừng bỏ qua