Chỉ cách 21 năm ánh sáng, hành tinh HD 219134b là siêu trái đất gần nhất ngoài hệ mặt trời. Ảnh mô phỏng: NASA
Vừa qua, Kính thiên văn Spitzer Spaces của NASA phát hiện ra hành tinh gần giống với trái đất hay còn gọi là siêu trái đất mang tên HD 219134b. Chỉ cách trái đất 21 năm ánh sáng, HD 219134b có nhiều đặc điểm mà những siêu trái đất khác không có: Đó là tiềm năng thăm dò.
Từ trái đất, dù sử dụng kính viễn vọng tối tân nhất, chúng ta cũng không thể thấy HD 219134b. Tuy nhiên, chúng ta có thể nhìn thấy ngôi sao chủ của HD 219134b nên có thể phán đoán nó dựa vào sự thay đổi ánh sáng gây ra trong quá trình HD 219134b dịch chuyển quanh sao chủ.
Đo được kích cỡ và độ lớn của siêu trái đất này, các nhà khoa học sẽ nhận biết về số phận của nó và từ đó dễ dàng phỏng đoán thể loại đá của chúng cứng như trái đất, thuộc thể khí như sao Mộc hay đóng băng như sao Diêm Vương. Theo thông tin hiện tại, HD 219134b có khối lượng gấp 4,5 lần so với trái đất và kích cỡ lớn hơn trái đất gấp 1,6 lần. Về kích thước, nó gần giống trái đất hơn nhiều so với các siêu trái đất khác.
Gần đây, NASA cũng vừa phát hiện một hành tinh gần giống trái đất nhưng khoảng cách của nó đến trái đất là 1.400 năm ánh sáng. Trong khi đó, siêu trái đất HD 219134b chỉ cách trái đất 21 năm ánh sáng và được cho là siêu trái đất gần với trái đất nhất ngoài thái dương hệ. Không may là siêu trái đất này quá gần với mặt trời của nó. Mặt trời này nhỏ hơn, lạnh hơn mặt trời của chúng ta. Quỹ đạo của HD 219134b quay quanh mặt trời của mình cũng chỉ ba ngày một vòng.
Theo NASA, với vận tốc 37.000 dặm/giờ, tàu thăm dò vũ trụ Voyager phải mất đến 80.000 năm mới đến được Proxima Centauri – ngôi sao gần nhất đối với chúng ta.
Điều này có nghĩa là phải mất đến 420.000 năm mới đến được với siêu trái đất gần nhất – nhiều hơn gấp đôi thời gian con người tồn tại trên trái đất.
Nếu bạn đi với vận tốc khoảng 50km/giờ thì bạn phải mất khoảng nửa tỷ năm mới đến được siêu trái đất HD 219134b.
Tiếp Thị Gia Đình