Sai lầm khởi nghiệp thường gặp trong giai đoạn sơ khai

Với sự non nớt trong kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp, các start-up thường mắc rất nhiều lỗi trong giai đoạn sơ khai. Đâu là sai lầm thường gặp nhất?

Phương Tây có câu nói về các start-up là: họ thường không biết về những gì họ… không biết. Đó có thể là điều tốt nhưng cũng ẩn chứa nhiều nguy hại. Đôi khi, việc non kinh nghiệm lại giúp ích cho quá trình kinh doanh của bạn. Bạn lạc quan, nhiệt huyết; và không có những mối bận tâm; lo lắng mà các nhà kinh doanh dày dạn kinh nghiệm phải đối mặt. Tuy nhiên, sự non kinh nghiệm lại khiến bạn dễ mắc phải những sai lầm; mà nó có thể cản bước sự phát triển của doanh nghiệp sau này. Dưới đây là 3 sai lầm khởi nghiệp thường gặp; mà hàng chục nghìn doanh nhân đã mắc phải trong giai đoạn mới chớm của quá trình kinh doanh.

Sai lầm khởi nghiệp thường gặp 1: KHÔNG NGHĨ VỀ QUY MÔ

Khi bắt tay vào kinh doanh; điều này đồng nghĩa bạn bắt đầu hiện thực hóa ý tưởng mang đầy hoài bão; và thậm chí là tham vọng. Bạn tìm cách để sản phẩm/dịch vụ của mình nhanh chóng được ứng dụng vào thực tế; bằng một niềm tin chiến thắng mãnh liệt, một nhiệt huyết rực đam mê; và làm mọi thứ tiến triển một cách nhanh nhất có thể.

Thực tế, sai lầm khởi nghiệp thường gặp là đầu óc bạn lúc nào cũng lu mờ; bởi những viễn cảnh mình tự vẽ ra. Vấn đề này đã hạn chế bạn suy nghĩ về những bước phát triển tiếp theo; sau khi hiện thực hóa ý tưởng.

GIẢI PHÁP:

Bạn cần phải nghĩ đến yếu tố quy mô ngày từ ban đầu. Khi bạn phát triển sản phẩm, đưa sản phẩm ra thị trường; bạn cần phải tìm được câu trả lời: “Tiếp theo là gì?”

Hãy xem ý tưởng của bạn như một điểm trên tờ giấy, rồi lần lượt vẽ những vòng tròn to dần quay quanh nó. Mỗi vòng là 1 câu hỏi:

Tôi phải làm gì để thuyết phục bản thân và gia đình về sản phẩm của mình?

Bạn bè sẽ phản ứng như thế nào?

Làm sao để chiếm được lòng tin của dân cư quanh khu vực kinh doanh? Các khu vực xa hơn thì sao?

Sản phẩm của mình có thể mở rộng thị trường sang các nước bạn được không?

Làm sao để tiếp cận và tạo ra nhu cầu cho khách nước ngoài?

Tự đặt các câu hỏi để biết về nhu cầu của từng giai đoạn phát triển cho doanh nghiệp. Từ việc đi giải quyết những câu hỏi ấy; bạn sẽ tìm được một con đường khả thi để mở rộng quy mô.

Tất nhiên, sai lầm khởi nghiệp thường gặp; là bạn sẽ không tìm được câu trả lời thỏa đáng ngay lập tức cho mọi câu hỏi. Nhưng chính những khúc mắc ấy lại cho bạn sớm nhận biết những trở ngại có thể gặp phải; và từ đó, chọn đúng con đường đi cho chính mình.

sai lầm khởi nghiệp thường gặp

Sai lầm khởi nghiệp thường gặp 2: KHÔNG NHẬN RA CON NGƯỜI LÀ TẤT CẢ

Trong kinh doanh, con người chính là tài sản vô giá của các doanh nghiệp. Mức độ liên kết của những con người; nhân viên và khách hàng… sẽ là yếu tố chính quyết định thành công của doanh nghiệp. Chắc chắn khi bước vào kinh doanh; sẽ có những nguyên tắc cần phải có, như những sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường; chiến lược tiếp thị, tiềm năng của thị trường… Tuy nhiên, tất cả chỉ là mối quan tâm thứ cấp. Điều tối quan trọng là con người nhưng không dễ để các nhà khởi nghiệp nhận ra điều đó.

Bạn có thể chưa tin lắm. Hãy để TTGĐ chỉ ra cho bạn một điều đơn giản. Từ “công ty” có phải là một bộ phận, một nhóm người. Công ty chính là tập hợp một nhóm người cùng làm việc cho một mục tiêu? Thực sự, những người bạn chọn để cùng mình bước đi trên hành trình này; là vô cùng quan trọng. Bạn phải tìm được những người phù hợp với con đường mình đi, phù hợp với văn hóa; và những nguyên tắc của bạn. Về phía bạn, bạn phải tạo ra được một môi trường; để họ có thể trung thành với mình.

Theo các doanh nhân kỳ cựu, ở giai đoạn đầu kinh doanh; thường vấn đề xấu không liên quan đến sản phẩm, công nghệ hay chiến lược. Bởi đây là những vấn đề thường giải quyết được. Vấn đề tồi tệ thường khó giải quyết chính là vấn đề con người.

Việc tìm không đúng người tham gia vào nhóm khiến bạn đau đầu; thậm chí tìm sai người cố vấn; nhắm sai mục tiêu khách hàng… cũng là những con đường dẫn đến thất bại. Con người là cốt lõi, bạn hãy nhớ lấy “thần chú” này trước; trong và sau khi khởi nghiệp.

GIẢI PHÁP

Hãy đặt bản thân ở vị trí huấn luận viên chứ không phải là cầu thủ. Nếu con người là điều quan trọng nhất với doanh nghiệp; hãy huấn luyện họ thuần thục vai trò của họ mà bạn cần trong bộ máy của mình.
Trong giai đoạn đầu, khi quy mô còn rất nhỏ; chắc chắn bạn vẫn đang là người cáng đáng phẩn lớn công việc. Nhưng khi doanh nghiệp ngày càng phát triển; vai trò của bạn sẽ tập trung vào đào tạo, huấn luyện nhân sự để đảm đương công việc mà bạn cần.

Sai lầm khởi nghiệp thường gặp 3: NGẠI HỎI

Hầu hết các nhà khởi nghiệp thất bại thường; bởi các lý do hoàn toàn có thể giải quyết được. Và khi gặp một vấn đề nào đó, bạn hoàn toàn có thể nhấc điện thoại gọi; hay tìm đến người có kinh nghiệm để nhờ tư vấn, giúp đỡ. Nhưng thật không may, sự sợ hãi, ngại ngùng; hay cái tôi quá lớn đã ngăn cản các starter làm điều đó. Và đây là sai lầm khởi nghiệp thường gặp.

Với nhiều người, tìm kiếm sự sự giúp đỡ là nhờ vả; là cho thấy sự yếu kém của bản thân. Họ tin vào sự kiên trì sẽ giúp họ thành công. Từng có câu nói: Nếu bạn muốn việc gì đó theo ý mình; bạn hãy tự làm nó. Điều đó khiến đa phần các nhà khởi nghiệp thường tự lèo lái để mọi việc đúng theo ý của mình.

Tuy nhiên, bên cạnh bạn có rất nhiều người sẵn sàng giúp đỡ; và họ sẽ là những người giải quyết vấn đề bạn gặp phải tốt hơn bạn rất nhiều lần. Điều đó là bởi vì họ đã từng ở vị trí đó, từng trải qua những việc tương tự như vậy.

GIẢI PHÁP

Hãy để bản thân tiếp xúc những nhà kinh doanh tài ba, những người có kinh nghiệm. Trong thế giới khởi nghiệp này có hàng ngàn người; hàng nghìn hội nhóm, câu lạc bộ… là những nơi sẵn sàng đem đến cho bạn kinh nghiệm; và những mối quan hệ quý giá.

Một trong những chương trình gần gũi mà bạn dễ dàng gặp gỡ những doanh nhân có tiếng; và thành công là CLB Khởi nghiệp Gia đình của tạp chí Tiếp Thị Gia Đình. Mỗi kỳ sinh hoạt là một chủ đề, bạn sẽ gặp được những doanh nhân nổi tiếng; chia sẻ kinh nghiệm của họ. Sau chương trình, chúng tôi còn cung cấp đầy đủ thông tin liên lạc của các doanh nhân; chuyên gia để bạn có thể gửi các “thắc mắc biết ngỏ cùng ai” và nhờ các chuyên gia gỡ rối.

Bên cạnh đó, đừng để suy nghĩ thực dụng cản trở bạn. Kiểu như bạn phải mang lại lợi ích gì cho đối phương; họ mới “chơi” với bạn. Rõ ràng sẽ có những mối quan hệ như thế nhưng hoàn toàn không phải lúc nào cũng vậy. Việc tạo dựng những mối quan hệ trong kinh doanh sẽ cần ở bạn thời gian.

Chẳng hạn như bạn dành vài giờ một tuần để tham gia các câu lạc bộ; dành chút thời gian để duy trì mối quan hệ bằng e-mail, tin nhắn; những bữa trà chiều… thắt chặt mối quan hệ. Sau một thời gian, bạn cũng cần đánh giá lại các mối quan hệ của mình. Những mối quan hệ nào thực sự không hữu ích; bạn không nên tiêu tốn nhiều thời gian. Và quan trọng một điều, trong mọi mối quan hệ; bạn không nên chỉ vì lợi ích của mình. chân thật thì sẽ gặt được quả ngọt.

Bài: Bảo Uyên
Tiếp Thị Gia Đình

Đừng bỏ qua