Những sai lầm khiến thớt hỏng nhanh và trở thành ổ vi khuẩn

Sử dụng và bảo quản thớt là cả một "nghê thuật" mà không phải ai cũng hiểu

Cùng tìm hiểu để tránh mắc phải những sai lầm khiến thớt hỏng nhanh và trở thành ổ vi khuẩn bạn nhé! Ảnh: Shutterstock

Với những ai đam mê làm bếp thì sử dụng và bảo quản thớt sao cho bền lâu cũng là cả một nghệ thuật. Đừng buồn nếu bạn lỡ mắc phải một vài sai lầm khiến thớt nhanh hỏng. Hoặc vô tình biến nó trở thành nơi tích tụ vi khuẩn. Cùng TTGD điểm danh những lỗi thường gặp khi sử dụng thớt để phòng tránh nhé!

Sử dụng thớt không đúng chất liệu

Chọn chất liệu như kính, đá nhân tạo là một trong những sai lầm phổ biến khiến thớt nhanh hỏng. Chúng khiến cho dao mau cùn, hơn nữa cũng rất trơn; dễ gây nguy hiểm cho người dùng. Chất liệu tốt nhất để làm thớt nên là gỗ.

Tuy nhiên khi chọn thớt gỗ bạn đừng nên ham rẻ mà mua những loại gỗ kém chất lượng, không có nguồn gốc rõ ràng. Vì chúng dễ bị cong vệnh hoặc mục nát sau khoảng vài lần sử dụng.

Treo thớt gỗ dưới ánh nắng trực tiếp

Việc sử dụng và chà rửa mỗi ngày có thể khiến thớt gỗ nhanh chóng bị khô cong. Vì thế ngay khi mua thớt về nhà bạn nên ngâm nó cùng với dung dịch nước muối với tỉ lệ 1 muối – 3 nước. Ngâm khoảng 1 ngày rồi vớt ra và chà sạch 2 mặt của thớt.

Sau đó treo thớt ở nơi khô thoáng, tránh ánh nắng chiếu trực tiếp. Điều này giúp thớt làm bằng gỗ có đủ độ ẩm và không lo bị rạn nứt về sau.

Cho thớt vào máy rửa bát

Thớt không phải đồ dùng có thể cho vào máy rửa bát dù đó là thớt gỗ hay thớt nhựa. Bên trong máy rửa bát, thớt phải tiếp xúc với nhiệt và nước trong thời gian dài. Điều này khiến nó dễ bị cong, vênh hoặc nứt. Thay vào đó, nên rửa thớt với một thau nước ấm rồi chà nhẹ nhàng bằng vải mềm.

>> Xem thêm: Mẹo vệ sinh nồi chiên không dầu nhanh và đúng cách

Thái thịt và rau chung một thớt

Đây là cách làm lây nhiễm chéo vi khuẩn từ thực phẩm này sang thực phẩm kia. Bạn nên dùng riêng thớt khi thái đồ sống và đồ chín. Cùng với đó, cũng nên sử dụng riêng thớt thái thịt và thái rau.

Nghe có vẻ rắc rối nhưng đừng quá lo, bởi các nhà sản xuất đã giúp bạn thực hiện việc này dễ dàng hơn bằng cách thiết kế nhiều loại thớt có màu sắc . Ví dụ, hãy chọn thớt màu đỏ cho thịt sống, xanh lá cho rau… Nếu chỉ thích thớt gỗ, mẹo dành cho bạn là dùng miếng băng keo có màu sắc để phân biệt. Đơn giản hơn là vẽ một đường sơn mảnh lên thành thớt nhằm đánh dấu.

Đặt thớt ở vị trí trơn trượt khi sử dụng

Tuyệt đối không đặt thớt trên bề mặt đá hoặc các vật liệu dễ trơn trượt khác. Nó giúp bạn tránh được những tai nạn nguy hiểm do trượt tay. Đồng thời giữ cho chiếc thớt của gia đình bền lâu hơn. Tốt nhất nên lót phía dưới thớt một chiếc khăn cotton ẩm. Chọn khăn mỏng để đặt thớt một cách chắc chắn, không gồ ghề hay bị lệch khi thực hiện thao tác chặt, thái.

Tiếp Thị Gia Đình

Đừng bỏ qua