Thực phẩm bạn tốn tiền mua không kết thúc số phận ở đúng nơi chúng cần đến; trong dạ dày, mà lại nằm trong thùng rác. Từ trang trại đến bàn ăn; chúng ta đang để lãng phí quá nhiều thực phẩm.
Rác thực phẩm ở mọi nơi
Xuống mở tủ lạnh lúc này; thế nào bạn cũng sẽ có vài thực phẩm đáng quăng vào thùng rác. Đám rau thơm đã héo úa. Mấy bịch sữa hay phô-mai; bơ để quên trong góc tủ quá hạn sử dụng. Thức ăn nấu chín đã ăn qua hai ngày vẫn chưa hết. Nồi cá kho chưa kịp ăn nhưng bạn phải đi công tác nên chúng phải vào… thùng rác. Rau xanh, trái cây mua quá tay; chưa ăn kịp đã có dấu hiệu mềm nhũn và không đẹp mắt.
Đấy là chưa kể việc sơ chế thực phẩm tươi sống hàng ngày đã tạo thêm một đống rác thực phẩm. Nấm cắt bỏ gốc quá nhiều. Táo, khoai tây, cà rốt gọt vỏ quá dày. Rau vứt hết lá, chỉ lấy cọng… Mỗi lần sơ chế thực phẩm cho một bữa ăn; bạn phải quăng đi ít nhất một túi rác..
Tại các nhà hàng, quán cơm, bún, phở, mì ăn sáng… rất ít người ăn sạch đến hạt cơm; sợi bún cuối cùng. Đâu đâu bạn cũng thấy cảnh cơm thừa; thịt cá, rau củ bỏ dư nhưng rất ít người khi gọi món dặn chủ hàng: “Cho ít cơm”, “Cho ít bún” hay “không cần rau sống”…
Việt Nam đang lãng phí nhiều thực phẩm
Đặc biệt nhất là các bữa tiệc buffet. Do tâm lý tiền đã bỏ ra; ăn thoải mái cho khỏi phí; nhiều thực khách lấy thức ăn thừa mứa; không ăn nổi và cuối cùng thực phẩm ngon lành lại biến thành rác. Ở các chợ, đặc biệt là chợ đầu mối; rác thực phẩm mênh mông. Chẳng phải đem các quốc gia có tỉ lệ lãng phí thực phẩm cao nhất thế giới như Singapore, Malaysia, New Zealand, Anh… ra làm màn chắn; Việt Nam chúng ta cũng đang lãng phí rất nhiều thực phẩm.
Không chỉ là chuyện thực phẩm
Rác thực phẩm đang trở thành vấn đề nóng bỏng trên toàn thế giới; Việt Nam cũng góp phần vào điều đó. Theo Liên Hiệp Quốc; 1/3 lương thực của hành tinh – 1,3 tỷ tấn – đang bị lãng phí. Số lương thực lãng phí đó gây thiệt hại xấp xỉ 750 tỷ đô-la Mỹ. Số lương thực lãng phí đó đủ để nuôi 2 tỷ người đang đói khát ở khắp nơi trên thế giới.
Không chỉ tốn tiền của; lãng phí thức ăn của hàng tỷ người; lãng phí thực phẩm còn tác động xấu đến môi trường ta đang sống.
Để sản xuất ra lượng thực phẩm lãng phí này, chúng ta đang tốn lượng nước tương đương với dòng chảy hàng năm của sông Volga ở Nga – con sông lớn nhất Châu Âu. Việc sản xuất ra lượng lương thực bỏ phí còn thải ra 3,3 tỷ tấn khí CO2; gây hiệu ứng nhà kính vào bầu khí quyển. Khí thải đó tạo ra từ nhiên liệu cho máy kéo; xe tải, sản xuất phân bón; máy móc chế biến và nhiều công việc khác nữa. 1,4 tỷ hecta đất, tương đương 28% diện tích đất nông nghiệp của thế giới; phải “còng lưng” để sản xuất ra lương thực bị bỏ phí.
Ở các nước châu Á, cơm, gạo, rau, củ là thực phẩm bị lãng phí rất lớn. Ở các nước có thu nhập cao, thịt là thực phẩm dễ bị biến thành rác.
Tiết kiệm thực phẩm là phạm trù đạo đức
Mỗi ngày, bạn đều đọc được những tin tức về nạn đói, suy dinh dưỡng. Trong năm 2016, hơn 100 triệu người trên thế giới đang là nạn nhân của nạn đói. Con số này không ngừng gia tăng bởi trước đó năm 2015; số người đói ăn trên thế giới chỉ ở mức 80 triệu người.
Nước điển hình cho nạn đói là Venezuela. Những ngày này, Venezuela đang tràn ngập những vụ cướp bóc; bạo lực và chết đói vì thiếu lương thực. Còn ở Việt Nam, đói vẫn chưa dứt. Đợt Tết Nguyên Đán 2017; rất nhiều tỉnh thành như Cao Bằng, Tuyên Quang, Yên Bái, Lào Cai; Hà Nam, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị, Quảng Ngãi; Bình Định, Ninh Thuận, Đắk Nông còn phải xin gạo cứu đói cho dân. Bữa cơm của trẻ em vùng cao vẫn đạm bạc đến rớt nước mắt.
Việt Nam vẫn còn nhiều nơi đói ăn
Không riêng ở vùng sâu, vùng xa; ngay giữa đô thị phồn hoa, bao người vô gia cư còn phải ngủ vỉa hè, ăn… thùng rác. Thỉnh thoảng bạn vẫn gặp cảnh một người lang thang lục thùng rác kiếm mẩu bánh mì. Khí hậu cũng đang không ngừng biến đổi theo hướng tiêu cực; đe dọa cuộc sống của chính chúng ta. Trong hoàn cảnh ấy; tại sao chúng ta lại hồn nhiên vứt bỏ thực phẩm; hủy hoại môi trường, ung dung với cảnh “sống chết mặc bay”? Tiết kiệm thực phẩm nên được xem là ý thức đạo đức. Không hoang phí thực phẩm là bạn đang giúp người và giúp mình.
Chống lãng phí không khó
Nếu mỗi gia đình tiết kiệm thực phẩm; chúng ta đang góp phần rất lớn trong việc gìn giữ nguồn lương thực; giảm ô nhiễm, bảo vệ môi trường sống của chính mình.
Để chống lãng phí thực phẩm; nhiều nước trên thế giới đã có những hoạt động tận dụng thiết thực. Nhà hàng Tiny Leaf ở Anh đã xây dựng thực đơn dựa trên những thực phẩm mà các cửa hàng không bán được. Đó là những củ cà cà rốt dị dạng; những trái chuối lấm tấm nốt đen; những quả táo dập nát, bánh mì cũ mà chúng không đủ đẹp để bày trong siêu thị.
Ở Đan Mạch lại có “siêu thị rác thực phẩm” Wefood. Những thực phẩm rác không có hại cho người tiêu dùng được thu gom và bày bán đã giúp những người thu nhập thấp. Thế giới đã làm được và Việt Nam cũng hoàn toàn có thể làm được.
Bài: XOA NGUYỄN
Tiếp Thị Gia Đình