Ngày 19/11/2018, Bộ Y tế phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo và Quỹ Unilever Việt Nam; đã tổ chức mít tinh hưởng ứng Ngày Nhà vệ sinh thế giới 19/11; tại trường tiểu học Nguyễn Trung Kiên, xã Trung Hiếu, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long.
Buổi mít tinh có sự tham dự của đại diện các cơ quan thuộc Bộ Y tế; các ban ngành, đoàn thể tỉnh Vĩnh Long, lãnh đạo UBND huyện Vũng Liêm; lãnh đạo Sở Y tế, lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật/TTYTDP các tỉnh, thành phố thuộc đồng bằng sông Cửu Long; đại diện các tổ chức quốc tế, tổ chức phi Chính phủ, các cơ quan thông tấn, báo chí; và gần 800 em học sinh cùng cán bộ, giáo viên trường Tiểu học Nguyễn Trung Kiên.
Tại buổi mít tinh, PGS. TS. Nguyễn Thị Liên Hương, Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế; cho biết: “Việt Nam là một trong các quốc gia sớm hưởng ứng sự kiện này. Hàng năm Bộ Y tế phối hợp với bộ, ngành và UBND các tỉnh thành phố với sự hỗ trợ của Quỹ Unilever Việt Nam; đã tổ chức nhiều sự kiện hưởng ứng Ngày Nhà vệ sinh thế giới với các chủ đề đa dạng; hướng tới nhiều đối tượng khác nhau và ở nhiều địa điểm trên toàn quốc. Thông qua các sự kiện hưởng ứng này, nhiều chương trình cải thiện điều kiện vệ sinh đã được khởi động triển khai giúp hàng triệu người dân có nhà tiêu hợp vệ sinh”.
Trong báo cáo tổng hợp từ 63 tỉnh thành phố năm 2017; tỷ lệ nhà tiêu hợp vệ sinh tại nông thôn đã tăng lên gần 12,8% trong vòng 10 năm; góp phần giảm tỷ lệ mắc các bệnh liên quan tới nước sạch, vệ sinh môi trường; ngăn chặn được các bệnh dịch nguy hiểm. Đây là kết quả rất đáng khích lệ.
Tuy nhiên báo cáo cũng cho thấy vẫn còn có sự chênh lệch lớn; về tỷ lệ nhà tiêu hợp vệ sinh giữa các vùng miền. Nhiều tỉnh còn có tỷ lệ nhà tiêu hợp vệ sinh hộ gia đình đạt thấp dưới 50%; tỷ lệ phóng uế bừa bãi vẫn ở mức gần 2% trên toàn quốc. Vẫn còn nhiều trường học, bệnh viện, cơ quan; điểm tham quan du lịch, bến tàu, bến xe; nơi công cộng còn thiếu nhà vệ sinh hoặc nhà vệ sinh không đạt chuẩn.
Theo báo cáo mới nhất năm 2018 của tổ chức Cứu trợ Nước quốc tế; mỗi năm có 289 ngàn trẻ em dưới 5 tuổi tử vong vì mắc bệnh tiêu chảy; do sử dụng nước bẩn và vệ sinh kém; Tiêu chảy và các bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa làm mất đi sự sống của gần 140 ngàn trẻ em từ 5 đến 14 tuổi hàng năm; tiêu chảy cũng là nguyên nhân gây suy dinh dưỡng ở trẻ em.
Tại Việt Nam, các bệnh truyền nhiễm gây dịch có tỷ lệ mắc trên 100.000 dân cao nhất là cúm; tiêu chảy, sốt xuất huyết, tay chân miệng, lỵ. Như vậy, có khoảng gần một nửa các bệnh truyền nhiễm có tỷ lệ mắc cao nhất; là những bệnh liên quan tới nước sạch và vệ sinh môi trường. Ngân hàng Thế giới ước tính Việt Nam mất đi khoảng 16 nghìn tỷ đồng mỗi năm do vệ sinh kém.
Để góp phần cải thiện điều kiện vệ sinh, năm nay, Bộ Y tế tiếp tục phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo; Quỹ Unilever Việt Nam tổ chức Mít tinh hưởng ứng Ngày nhà vệ sinh Thế giới; với chủ đề “Chung tay giúp trẻ em có nhà vệ sinh an toàn”; với mong muốn mọi trẻ em Việt Nam – thế hệ tương lai sẽ có nhà tiêu hợp vệ sinh. Các em sẽ được sống trong môi trường trong sạch và phát triển khỏe mạnh.
Phát biểu tại Buổi Mít tinh, PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương cũng kêu gọi 3 điều:
(1) Tất cả các cấp ủy Đảng, chính quyền, ban ngành; tổ chức chính trị xã hội cần triển khai các giải pháp cải thiện vệ sinh quyết liệt hơn; phù hợp hơn cho từng nhóm đối tượng, từng vùng miền, thích ứng với biến đổi khí hậu; tăng cường hơn nữa sự phối hợp liên ngành, tăng cường xã hội hóa; kêu gọi sự tham gia nhiều hơn nữa của các doanh nghiệp cung cấp; lắp đặt các công trình vệ sinh, xử lý chất thải, triển khai có hiệu quả hơn công tác truyền thông; nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người dân; hình thành thói quen tốt cho các em học sinh về vệ sinh cá nhân; vệ sinh môi trường, xây dựng, sử dụng và bảo quản nhà tiêu hợp vệ sinh
(2) Các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức quốc tế hãy tiếp tục đồng hành; và tăng cường hỗ trợ triển khai các mô hình cải thiện vệ sinh tại cộng đồng, trường học, bệnh viện, nơi công cộng…
(3) Toàn thể người dân, cùng các thầy, cô giáo hãy chung tay xây dựng; sử dụng và bảo quản nhà tiêu hợp vệ sinh, giáo dục trẻ em hình thành thói quen tốt về vệ sinh; cùng tham gia bảo vệ môi trường.
Cũng tại buổi Mít tinh, Bà Nguyễn Thị Minh Tâm – Giám đốc Ngành hàng chăm sóc vệ sinh Gia đình; đại diện Quỹ Unilever Việt Nam, cho biết trong thời gian từ năm 2014 đến nay; Quỹ Unilever Việt Nam đã phối hợp triển khai thực hiện Hành trình nhà vệ sinh sạch khuẩn; nhằm nâng cao ý thức vệ sinh và cải thiện vệ sinh môi trường. Mục tiêu đến năm 2020 góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho 20 triệu người dân Việt Nam.
Kết quả của các hoạt động triển khai thực hiện từ năm 2014 đến nay đã xây dựng; sửa chữa và nâng cấp gần 1.000 nhà vệ sinh trong cam kết 800 nhà vệ sinh đến năm 2018; Chương trình giúp nâng cao nhận thức về giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường; phòng chống dịch bệnh cho 2,1 triệu người dân và hơn 100.000 em học sinh học sinh tiểu học.
Trong thời gian tới Quỹ Unilever Việt Nam khẳng định cam kết; sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo; Trung ương Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam để cải thiện điều kiện vệ sinh tại Việt Nam.
Đặc biệt trong năm nay, để hưởng ứng Ngày Nhà vệ sinh thế giới; Quỹ Unilever Việt Nam cam kết chung tay cùng Bộ Y tế; Bộ Giáo dục và Đào; tạo giúp trẻ em có nhà vệ sinh đạt chuẩn thông qua việc triển khai chương trình truyền thông vệ sinh “Sạch học đường, sáng tương lai” bao gồm 3 hoạt động chính:
(1) Tân trang, nâng cấp khu nhà vệ sinh.
(2) Truyền thông trực tiếp vệ sinh học đường tại trường học và phát động phong trào thi đua giữ gìn vệ sinh giữa các lớp, các khối.
(3) Thường xuyên kiểm tra, đánh giá và khen thưởng các lớp có thành tích thi đua tốt. Đây là mô hình giáo dục giúp nâng cao nhận thức vệ sinh cho các em học sinh cũng như củng cố tầm quan trọng của vệ sinh học đường cho đối tượng phụ huynh, giáo viên nhà trường.
Chương trình này sẽ được thí điểm tại trường tiểu học Nguyễn Trung Kiên; và 10 trường tiểu học tại tỉnh Đồng Tháp, sau đó chương trình sẽ được nhân rộng vào năm 2019.
Tiếp Thị Gia Đình