Phương pháp Lặp lại ngắt quãng: Đọc nhanh, hiểu sâu, nhớ lâu

Trẻ được trang bị kỹ năng ghi nhớ tốt sẽ là lợi thế lớn trên con đường học hành, sự nghiệp sau này. Hãy thử khám phá phương pháp Lặp lại ngắt quãng và áp dụng cho bé!

Những ngày thi cuối kỳ, học sinh ôm sách giáo khoa dày cộp; mặt khó đăm đăm để gạo bài là hình ảnh quen thuộc. Ngay cả chúng ta đôi khi vẫn phải học một số lượng lớn thông tin trong khoảng thời gian rất ngắn. Hầu hết chúng ta đều sử dụng kỹ thuật cũ và phổ biến là đọc tài liệu nhiều lần với mong muốn ghi nhớ những thông tin cần thiết.

Tuy nhiên, kỹ thuật này tẻ nhạt và hiệu quả không cao. Việc học thuộc lòng không phù hợp với cách não hoạt động để ghi nhớ. May mắn thay, nhờ vào rất nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học đã tìm ra một phương pháp giúp ghi nhớ hiệu quả, vô cùng thú vị cho quá trình học thuộc lòng này. Phương pháp mà TTGĐ đang nói đến là Spaced Repetition (Lặp lại ngắt quãng). Phương pháp lặp lại ngắt quãng hỗ trợ tốt việc học một ngôn ngữ mới; ghi nhớ các đoạn văn, số liệu, nội dung phổ quát… hay hỗ trợ cho các bạn học sinh; sinh viên trước các kỳ thi lớn. Bạn cũng có thể dạy cho các bé nhà mình phương pháp Lặp lại ngắt quãng; để bé hình thành thói quen ghi nhớ tốt sau này.

phuong phap Lap lai Ngat quang hinh anh 1

Làm sao để con trẻ thực sự ghi nhớ kiến thức, chứ không phải nhồi nhét gạo bài? Phương pháp Lặp lại ngắt quãng là giải pháp để trẻ học sâu, nhớ lâu.

Phương pháp Lặp lại ngắt quãng là gì?

Spaced Repetition (Lặp lại ngắt quãng) là một kỹ thuật học tập; sử dụng sự lặp lại các kiến thức cần học; nhằm tận dụng đặc điểm về tâm lý và trí nhớ của con người. Các tên khác của Phương pháp Lặp lại ngắt quãng bao gồm Spaced Rehearsal, Expanding Rehearsal, Spaced Retrieval…

Một cách đơn giản để áp dụng phương pháp Lặp lại ngắt quãng là sử dụng flash cards đựng trong một hộp. Chẳng hạn khi học từ vựng hay các công thức; bạn ghi vào từng tờ giấy. Sắp xếp bỏ giấy vào một chiếc hộp. Bạn cứ lần lượt lấy từng tờ giấy ra đọc và ghi nhớ. Nếu từ nào đã nhớ rồi; bạn cho vào khu vực card không sử dụng nhiều. Còn nếu từ nào sai; hãy cất vào khu vực card sẽ thường xuyên sử dụng để ghi nhớ trong thời gian sắp tới.

phuong phap Lap lai Ngat quang hinh anh 2

Hiểu về bộ não

Hoạt động của bộ não thật sự rất khó mô tả theo nghĩa đen. Nhiều nhà khoa học cho rằng: Não bộ hoạt động tương tự một chiếc máy tính hữu cơ. Tuy nhiên, sẽ có những khác biệt căn bản về cách bộ não và máy tính xử lý; lưu trữ thông tin. Máy tính lưu trữ bất cứ thông tin nào được yêu cầu. Bộ não lại không hoạt động theo cách chúng ta muốn, chúng ta ép.

Vì vậy, bạn không thể kiểm soát trực tiếp việc mình có thể nhớ bao nhiều cuốn sách; bao nhiêu thông tin. Sự khác biệt lớn thứ hai giữa não và máy tính là cách xử lý thông tin. Nhiều người nghĩ rằng trí nhớ của chúng ta lưu trữ thông tin dưới dạng các tập tin rời rạc; rồi cất ở đâu đó trong não.

Khi nhớ đến một sự kiện nào đó đã xảy trong cuộc sống, đó là lúc chúng ta “mở” tập tin được lưu. Các nhà khoa học cho biết điều này là không đúng. Khi chúng ta học một điều mới; kiến thức không được lưu trữ ở một nơi duy nhất; nhưng ngay lập tức rải rác nhiều vùng khác nhau của bộ não. Nhưng não có những hạn chế, so với máy tính đó là: chúng ta chỉ có thể nhớ 5–7 thông tin mới mỗi lần.

phuong phap Lap lai Ngat quang hinh anh 4

Hacking não bộ

Bất kỳ cách học nào nếu muốn hiệu quả thì cần phải phát triển dựa trên những thông tin đã có trong bộ não của con người. Nếu đã biết rằng não không thể lưu trữ nhiều thông tin trong một khoảng thời gian ngắn; thì “nhồi nhét” là phương thức học tập thảm họa. Việc học một khối lượng lớn kiến thức hoàn toàn mới trong một khoảng thời gian ngắn là điều không thể. Bạn chỉ dành thời gian một vài hôm để ôn lại kiến thức thì không vấn đề gì.

Tương tự như vậy; não chỉ lưu giữ thông tin được cho là quan trọng. Rồi não tiếp tục tăng cường và củng cố những thông tin ấy nếu nó gặp thường xuyên và liên tục. Vì vậy, cách lặp đi lặp lại – xem lại thông tin thường xuyên ở các khoảng thời gian nhất định – là cách học vô cùng hiệu quả. Chẳng hạn; với việc học từ mới bằng flash card, bạn học thuộc rồi; sau đó vài ngày, vài tháng hãy lặp lại việc tiếp xúc với flash card ấy để não củng cố và duy trì trí nhớ về thông tin.

Sự lặp đi lặp lại rất đơn giản nhưng hiệu quả; vì Phương pháp Lặp lại ngắt quãng này cố tình làm sai cách thức bộ não hoạt động. Giống như việc luyện cơ bắp cần thường xuyên và đều đặn thì việc lặp lại thông tin một cách ngắt quãng đều đặn cũng giúp kích thích não; từ đó tăng cường các kết nối giữa các tế bào thần kinh. Sự lặp lại này tạo ra sự duy trì lâu dài các kiến ​​thức trong não.

Bài: UYÊN HỒ

Tiếp Thị Gia Đình

Đừng bỏ qua