Phương pháp Bản đồ tư duy cho việc học hiệu quả

Ai cũng có thể học phương pháp bản đồ tư duy và thiết lập theo ý mình. Điều này giúp hệ thống kiến thức rất dễ nhớ

Bé nhà bạn thi học kỳ xong chưa? Nếu đã xong, bạn có thể kiểm tra kiến thức con và nhận ra rằng; nhiều bé chẳng thể nào nhớ được những kiến thức đã học. Thậm chí các em còn chẳng tìm được các khái niệm liên quan giữa những bài học. Điều gì đang xảy ra trong bộ não? Sự quá tải hay việc không thể triệu hồi kiến thức đã học?

PHƯƠNG PHÁP BẢN ĐỒ TƯ DUY LÀ GÌ?

Bản đồ tư duy là phương pháp tận dụng khả năng ghi nhận hình ảnh của bộ não. Đây là cách để ghi nhớ chi tiết; để tổng hợp; hay để phân tích một vấn đề ra thành lược đồ phân nhánh. Phương pháp Bản đồ tư duy này được phát triển vào cuối thập niên 1960 bởi Tony Buzan; giúp ghi lại bài giảng mà chỉ dùng các từ then chốt và các hình ảnh. Cách ghi chép này nhanh; dễ nhớ và dễ ôn tập hơn.

phuong phap Ban do tu duy hinh anh 2

TẠI SAO BẢN ĐỒ TƯ DUY TỐT CHO VIỆC GHI NHỚ?

Phương pháp Bản đồ tư duy giúp ghi nhớ và “triệu tập” kiến thức khi cần. Bởi học là một quá trình; nó không chỉ “thu nạp” kiến thức mà cần có quá trình ghi nhớ để kết nối cái cũ với cái mới; tạo thành một hệ thống kiến thức logic và rộng lớn. Bản đồ tư duy giúp xử lý kiến thức theo cách tốt hơn và đưa ra những ví dụ cụ thể.

Hoặc có thể phân tích và tóm tắt các điểm kiến thức chính yếu. Khi thông thạo kiến thức; bé dễ dàng tạo một hệ thống sơ đồ kiến thức đã học chỉ bằng vài từ hoặc hình ảnh. Khi cần sử dụng, bé chỉ cần nhìn vào từ hay hình ảnh ấy; lập tức toàn bộ kiến thức sẽ được “triệu hồi”. Phương pháp Bản đồ tư duy cũng có thể giúp bé dễ dàng thêm chi tiết; hoặc giúp linh động khám phá thêm những khu vực kiến thức liên quan. Các em cũng có được các mảng ý tưởng tốt để sử dụng liên tục.

phuong phap Ban do tu duy hinh anh 1

Một Bản đồ tư duy được cụ thể hóa bằng hình ảnh.

CÁC BƯỚC LẬP BẢN ĐỒ TƯ DUY

Bước 1: Bắt đầu từ trung tâm của một tờ giấy trắng và kéo sang một bên. Bắt đầu từ trung tâm cho bộ não thư giãn kích hoạt sự tự do; từ đó trải rộng một cách chủ động và khiến tâm trí phóng khoáng hơn, tự nhiên hơn.

Bước 2: Dùng một hình ảnh cho ý tưởng trung tâm. Hình ảnh có giá trị tương đương cả nghìn từ và giúp ta sử dụng trí tưởng tượng của mình.

Bước 3: Luôn sử dụng màu sắc. Bởi vì màu sắc cũng có tác dụng kích thích não như hình ảnh. Màu sắc mang đến cho bản đồ tư duy những rung động cộng hưởng; mang lại sức sống và năng lượng vô tận cho tư duy sáng tạo và vui mắt.

Bước 4: Nối các nhánh kiến thức chính tới hình ảnh trung tâm; và nối các nhánh kiến thức cấp ba; cấp bốn với nhánh cấp một và cấp hai… Bởi vì, như ta đã biết; bộ não làm việc bằng sự liên tưởng. Nếu ta nối các nhánh lại với nhau; sẽ hiểu và nhớ nhiều thứ dễ dàng hơn rất nhiều.

Bước 5: Vẽ nhiều nhánh cong hơn đường thẳng. Vì chẳng có gì mang lại sự buồn tẻ cho não hơn các đường thẳng. Giống như các nhánh cây; các đường cong có tổ chức sẽ lôi cuốn và thu hút được sự chú ý của mắt hơn rất nhiều.

Bước 6: Sử dụng một từ khóa cho mỗi dòng. Bởi các từ khóa mang lại cho bản đồ tư duy của ta nhiều sức mạnh và khả năng linh hoạt cao, sự liên tưởng và liên kết mạnh.

Bước 7: Dùng những hình ảnh xuyên suốt. Bởi vì giống như hình ảnh trung tâm; mỗi hình ảnh cũng có giá trị của một ngàn từ. Vì vậy, nếu ta chỉ có mười hình ảnh trong bản đồ tư duy thì nó đã ngang bằng với mười nghìn từ của những lời chú thích.

Bài: UYÊN HỒ

Tiếp Thị Gia Đình

Đừng bỏ qua