Theo Đông y, giấm có vị chua hơi đắng, tính ấm, có tác dụng giải hàn, cầm máu, giải độc, sát trùng. Nghiên cứu y học hiện đại chứng thực giấm không những có thể hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường cảm giác thèm ăn, mà còn có thể làm giảm lượng đường và mỡ trong máu, đồng thời ức chế ảnh hưởng của độc bệnh trong đường ruột đối với sức khỏe con người. Nghiên cứu cần phát hiện một số loại thức ăn được ngâm trong giấm có tác dụng phòng ngừa bệnh tật, đặc biệt là đối với các bệnh như cao huyết áp, bệnh tim mạch, bệnh tiểu đường, béo phì, cảm mạo… đặc biệt là có thể kéo dài quá trình lão hóa.
Giấm ngâm hành tây
Hành tây 1 củ rửa sạch, bỏ lớp vỏ bên ngoài, cắt thành từng lát mỏng, cho vào lò vi sóng khoảng 2 đến 3 phút. Sau đó xếp hành vào hũ rồi cho khoảng 5 muỗng canh giấm ăn vào, bảo quản trong tủ lạnh. Sáng ngày hôm sau là có thể sử dụng. Trong bữa sáng, mỗi ngày dùng một ít giấm ngâm hành tây có tác dụng giải độc, dưỡng nhan, giảm đường huyết và có thể giảm cân.
Giấm ngâm đậu phộng
Đậu phộng luộc chín cho vào hũ rồi đổ giấm vào, sau một ngày là có thể sử dụng. Mỗi ngày dùng 2 lần, mỗi lần 10 – 15 hạt, kiên trì dùng lâu dài có thể ngừa bệnh tệt như hạ huyết áp, làm mềm huyết quản, giảm tích tụ cholesterol, phòng ngừa bệnh tim mạch và mạch máu.
Giấm ngâm nấm đông cô
Nấm đông cô rửa sạch rồi cho vào hũ, đổ giấm vào và bảo quản trong tủ lạnh. Sau một tháng có thể sử dụng. Món ăn này có tác dụng giảm thấp hàm lượng cholesterol trong cơ thể, cải thiện chứng cao huyết áp và xơ cứng động mạch.
Giấm ngâm khoai tây
Cho khoai tây đã luộc chín, vo viên nhỏ vào hũ rồi đổ giấm vào theo tỷ lệ khoai tây – giấm là 1:2, sau khi đậy kín nắp thì để ở nơi khô ráo, thoáng mát, sau 7 ngày có thể sử dụng. Mỗi ngày dùng 3 lần, mỗi lần 15 đến 20 viên, ăn khi bụng đói. Món ăn này ngừa bệnh tật bằng cách hỗ trợ phòng ngừa cao huyết áp, làm giảm mỡ trong máu, giảm cholesterol và phòng ngừa bệnh xơ cứng động mạch.
Giấm ngâm tỏi
Tỏi lột vỏ, rửa sạch, tách ra từng tép rồi ngâm trong nước một đêm, sau đó vớt ra rồi cho vào hũ ngâm với giấm, sau 50 ngày là dùng được. Mỗi ngày nên ăn 2–3 tép tỏi, có tác dụng giải nhiệt, tiêu hàn, phòng ngừa cảm mạo, kiện thân. Người bị viêm mũi có thể rót nước giấm ngâm tỏi ra một lọ nhỏ, sau bữa ăn tối đem ra ngửi, kiên trì khoảng nửa tháng sẽ thấy hiệu quả.
Giấm ngâm rong biển
Rong biển xắt sợi, ngâm với giấm theo tỷ lệ 1:3, bảo quản lạnh trong 10 ngày là dùng được. Rong biển giàu can-xi, phốt pho, sắt, kali và nhiều loại vitamin cần thiết cho cơ thể. Ăn món này có tác dụng làm chắc xương, răng, phòng ngừa bệnh tật loãng xương và cải thiện chứng cao huyết áp.
Giấm ngâm đậu đen
Đậu đen rửa sạch cho vào hũ, đổ giấm vào cho ngập, khi thấy đậu hút gần cạn giấm có thể cho thêm giấm vào. Thời gian lâu trên mặt giấm có lớp màng, vớt bỏ lớp này đi. Đặt nơi thoáng mát hoặc bảo quản trong tủ lạnh 10 ngày là dùng được. Mỗi ngày dùng 3 lần, mỗi lần 5 hạt, nhai nhuyễn sau bữa ăn. Nếu có thể uống cả nước giấm ngâm thì hiệu quả càng tốt. Món ăn này giúp làm mềm huyết quản, thúc đẩy tuần hoàn máu, giảm huyết áp, có tác dụng điều trị bệnh tiểu đường, tóc bạc sớm, chứng mẫn cảm quá mức.
Bài: Lê Phương
Tiếp Thị Gia Đình