Phòng bệnh tim mạch bằng cách yêu trái tim nhiều hơn

Mỗi chúng ta chỉ có duy nhất một trái tim để sống và yêu thương. Hãy hành động để bảo vệ sức khỏe và phòng bệnh tim mạch ngay bây giờ

Nhiều người cho rằng bệnh tim mạch chỉ “gõ cửa” người lớn tuổi. Nhưng trên thực tế, bệnh tim mạch có thể tước đi mạng sống của bất cứ ai và bất cứ khi nào. Vì thế, phòng bệnh tim mạch từ những thói quen hằng ngày cũng là một cách dễ dàng để tự mình né khỏi lưỡi hái của “tử thần” này!

Những cái chết bất ngờ

Theo báo cáo từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cứ 2 giây sẽ có 1 người chết vì bệnh tim mạch, 5 giây có 1 trường hợp nhồi máu cơ tim và 6 giây có 1 trường hợp đột quỵ. Tại Việt Nam, thật bất ngờ khi bệnh lý tim mạch mới là nguyên nhân cướp đi sinh mạng của khoảng 200.000 người mỗi năm chứ không phải như ung thư hay HIV/AIDS nhiều người vẫn nghĩ. Nhưng điều đáng sợ nhất đó là “sát thủ” này luôn rình rập và “tấn công” bất ngờ vào những thời điểm bạn không thể lường trước.

TS–BS Nguyễn Hoài Nam, Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng Thư ký Hội phẫu thuật Lồng ngực và Tim mạch TP.HCM cho biết: “Vài năm gần đây, bệnh tim mạch đang có chiều hướng gia tăng ở người trẻ tuổi, nhất là trong khoảng 30–40 tuổi. Những cái chết bất ngờ của người trẻ tại nhà hoặc nơi làm việc thời gian qua phần lớn là do đột quỵ và nhồi máu cơ tim”.

Đến đây có lẽ bạn đang tự hỏi: Liệu bản thân có đang lơ là việc chăm sóc cho trái tim? Có khi nào mình và những người thân yêu sẽ trở thành những nạn nhân tiếp theo của “sát thủ” này? Xin thưa: mọi tình huống xấu nhất đều có thể xảy ra nếu bạn vẫn còn đang chủ quan với sức khỏe trái tim.

Vạch mặt sát thủ

TS. Nguyễn Hoài Nam chia sẻ: “Có nhiều nguy cơ dẫn đến bệnh tim mạch như di truyền, tuổi tác, giới tính, lối sống thiếu vận động, sử dụng chất kích thích như thuốc lá, rượu bia, căng thẳng kéo dài. Tuy nhiên, ở người trẻ, nguy cơ chủ yếu là do dinh dưỡng thiếu lành mạnh”. Điều quan trọng là tự mỗi cá nhân nên nhận biết và điều chỉnh lối sống để chủ động phòng bệnh tim mạch.

Trong đời sống công nghiệp bận rộn, các loại thức ăn nhanh và thực phẩm chế biến sẵn trở thành lựa chọn phổ biến, khiến cơ thể phải nạp một số chất có hại cho sức khoẻ, nhất là cholesterol xấu – “kẻ thù” số một của trái tim. cholesterol xấu khi tích tụ trong thành động mạch sẽ dần tạo thành các mảng xơ vữa gây tắc nghẽn mạch máu, cản trở quá trình lưu thông máu tới tim và não. Một khi 2 bộ phận này không nhận được đủ lượng máu cần thiết, sẽ dẫn đến các trường hợp nhồi máu cơ tim, nhồi máu não, đột quỵ,…

Không những thế, thói quen ăn mặn, nêm nếm đậm đà, cũng hoàn toàn không tốt cho sức khỏe. Lượng muối dư thừa trong bữa ăn không chỉ gián tiếp làm tăng huyết áp – nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh tim mạch mà còn trực tiếp gây ra phì đại tim và đột quỵ.

phong benh tim mach hinh anh 1

Học cách yêu trái tim để phòng bệnh tim mạch hiệu quả

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, ngay từ bây giờ, hãy bắt đầu bằng những thay đổi nhỏ trong chế độ dinh dưỡng, bạn sẽ nhận được lời cảm ơn từ chính trái tim mình!

Hạn chế chất béo từ mỡ động vật, thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, thay vào đó là những loại chất béo tốt cho tim mạch như dầu gạo, dầu đậu nành …

Cắt giảm lượng muối trong chế độ ăn hàng ngày, không quá 6g/ngày.

Ăn nhiều chất xơ, rau, củ quả, ngũ cốc, đậu, đỗ…

Ăn nhiều thịt trắng (các loại thịt gia cầm, cá), hạn chế thịt đỏ (thịt bò, thịt lợn)

Từ bỏ thuốc lá, rượu bia, đồ uống có cồn.

Theo TS Nguyễn Hoài Nam – Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng Thư ký Hội phẫu thuật Lồng ngực và Tim mạch TP.HCM: Các chất béo cần chú ý bổ sung là các chất béo không bão hòa có trong dầu ô-liu, dầu đậu nành, dầu gạo… Trong đó, dầu gạo đặc biệt tốt cho sức khỏe tim mạch nhờ chứa dưỡng chất gamma- oryzanol có khả năng ngăn chặn ruột hấp thu cholesterol xấu từ thức ăn, từ đó giảm bớt lượng cholesterol xấu, hạn chế nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Sử dụng 20- 30ml dầu gạo, tương đương 50mg gamma- oryzanol, hàng ngày, là một cách điều hòa cholesterol và phòng bệnh tim mạch đơn giản mà hiệu quả!

Tiếp Thị Gia Đình

Đừng bỏ qua