Phi hành gia ăn ở trên trời có khó không?

Ngày 21-7 năm 1969, con người đặt bước chân đầu tiên lên mặt trăng. Nhờ tiến bộ khoa học, phải mất gần nửa thế kỷ, chuyện ăn, ở trên trời của các phi hành gia mới gần trở nên bình thường

Nếu 50 năm trước có ai thắc mắc tìm hiểu cách các phi hành gia ăn uống trên không gian có lẽ câu trả lời sẽ khác xa những giải thích bây giờ. Nhờ tiến bộ khoa học; thực đơn của các phi hành gia đã đi từ các “tuýp kem đánh răng”; đến những thứ gần như không khác mấy với thực phẩm nơi mặt đất.

Điều kiện vô trọng lực đã khiến hình dạng các món trong bữa bình thường như ở mặt đất bị “biến dạng”. Tuy nhiên, với những sứ mệnh trọng đại như thám hiểm không gian; chúng vẫn phải đáp ứng đủ các yêu cầu về dinh dưỡng; không làm ảnh hưởng đến sự chính xác nhạy cảm của các thiết bị máy móc mà vẫn đem lại niềm vui hưởng thú ẩm thực cho các phi hành gia.

phi hanh gia hinh anh 1

Vừa ăn vừa uống vừa canh chừng

Trong môi trường vô trọng lực, đồ ăn thức uống cứ lơ lửng trong không trung người thường không biết cách nắm bắt cũng khó mà cầm. Tình huống và câu hỏi tưởng đơn giản “Các phi hành gia ăn uống ra sao?” cũng khiến nhiều nhà khoa học động não hàng năm mới giải mã dần được.

Không tính ăn vặt; mỗi phi hành gia dùng ngày ba bữa tựa trên mặt đất. Các món được sắp sẵn trong khay có khóa đặt trong lưới để chúng khỏi trôi lơ lửng. Đến giờ ăn, các phi hành gia đi theo hành lang vào phòng giữa phi thuyền. Ở đó, họ lấy nước nóng hay lạnh ở thiết bị cấp nước đổ vào các món khô đã trữ đông và thức uống dạng bột.

Lò chạy bằng khí ép đối lưu sẽ hâm nóng đồ ăn; mất khoảng 20 đến 30 phút. ­Người ngồi ăn dùng khay có sợi đai khóa đựng hộp các món. Ngay cả khay cũng được gắn cứng vào tường hay vào lòng các phi hành gia. Mở hộp đã có kéo, còn những đồ dùng để ăn vẫn là dao; muỗng và nĩa. Mỗi ngăn trong khoang phi thuyền chứa đủ lương thực dùng cho cả chuyến hành trình.

Trong trường hợp khẩn cấp; nếu phi hành đoàn gặp sự cố thì đã có hệ thống lương thực tiếp ứng có tên Safe Haven; đủ cung cấp cho ba tuần với tiêu chuẩn 2.000 calorie/ngày.

Muốn ăn ngon hãy đợi… về mặt đất

Các phi hành gia có thể ăn nhiều thứ; nhưng vì sống trong không gian nên họ đành phải hy sinh “miếng ngon” theo khẩu vị. Nếu không bị tình trạng vô trọng lực; khi ăn chúng ta được thưởng thức đến hai lần đồ ăn; một bằng mũi và một bằng miệng.

Đó là chưa kể những chất long lỏng cứ thừa cơ “khiêu vũ” quanh người; ai không cẩn thận rất dễ hít phải mà sặc. Những gia vị như muối, tiêu, sốt, mù-tạt hay mayonnaise vẫn hiện diện đầy đủ trong khoang tầu, nhưng chúng phải chịu “biến” thành dạng lỏng hay sệt mới không “bay”, thế nên có gia giảm cũng không “đã” cho vị giác.

Có ba mục tiêu luôn được các nhà khoa học và dinh dưỡng nhắm đến trong hành trình hiện đại hóa thực phẩm không gian. Đó là ngon miệng, dễ hấp thụ và dễ tiêu hóa. Điểm khó đang nằm ở chính mảng hương vị vừa kể do khác biệt giữa môi trường không gian và trái đất; trong khi các phi hành gia lại càng ngày càng ưa các món đông lạnh có gia giảm nhiều thứ gia vị khác nhau.

 

Những trải nghiệm lạ khác trong môi trường vô trọng lực:

– Chất lỏng cơ thể cứ muốn dồn lên phía đầu nên da mặt được bơm trông căng như bóng bay.

– Chiều cao tăng thêm 5cm trong khi dạ dày xẹp lép và co lại.

– Những cơn đau đầu do chất lỏng dồn lên thân trên vài ngày mới dứt sau những lần… đi tiểu.

–  Vị trí ngủ phi hành gia nào cũng muốn “xí chỗ” là bên cạnh cửa sổ vì từ ngoài không gian; mỗi ngày phi hành gia có thể ngắm toàn cảnh trái đất lúc bình minh và được ngắm đến 16 lần mặt trời mọc.

Các cột mốc trong hành trình hiện đại hóa thực phẩm không gian

1. Bữa ăn tối đầu tiên của các phi hành gia trong không gian là thức ăn khô làm lạnh; và những thực phẩm dạng sền sệt như cháo hay súp của trẻ được đựng trong những tuýp tựa ống kem đánh răng.

2. Bữa ăn đầu tiên trong không gian của phi hành gia John Glenn gồm một hỗn hợp rau thịt và sốt táo.

3. Những phi vụ không gian đầu tiên chưa có tủ lạnh trên tàu nên thực phẩm được sấy khô để bảo quản trong suốt hành trình.

4. Theo yêu cầu của phi hành gia John Glenn; loại thực phẩm Tang bột được dùng vào năm 1962.

5. Hãng thực phẩm Pillsbury đã chế tạo loại thực phẩm que cho các phi hành gia của phi thuyền Apollo 11 vào cuối những năm 1960. Đây là loại snack dạng thanh không đông lạnh chứa đủ; cân bằng các chất dinh dưỡng gồm carbohydrate, chất béo và đạm.

6. Lò nướng bằng khí ép đối lưu ra đời bổ sung nước và món ăn nóng cho bữa ăn. Nấu một bữa chỉ mất 20 đến 30 phút.

7. Khay được gắn chắc vào tường hay vào lòng phi hành gia để khỏi trôi lơ lửng.

8. Các phi hành gia có muối, tiêu, sốt chấm, mù tạt và mayonnaise trên tàu.

9. Thức uống ở dạng bột; chỉ cần thêm nước và ống hút đặc biệt là uống được.

10. Năm 2012, bữa ăn mừng lễ Tạ ơn trên trạm không gian ISS gồm có gà xông khói; rau củ sấy, nước anh đào và có cả tráng miệng nữa.

Tiếp Thị Gia Đình

Đừng bỏ qua