Phân biệt thực phẩm thật và giả bằng các bí quyết đơn giản

Chỉ cần để ý quan sát và biết cách so sánh, đối chiếu, bạn sẽ biết cách phân biệt thực phẩm thật và giả và tránh được mối lo chọn phải loại thực phẩm giả

Chọn được thực phẩm thật, đảm bảo chất lượng và an toàn cho sức khỏe là mối quan tâm của hầu hết phụ nữ. Trước thực trạng thương lái luôn “biến hóa khôn lường” để qua mặt người tiêu dùng, bạn cần tự trang bị những kỹ năng cần thiết để phân biệt thực phẩm thật và giả. Ngoài việc quan sát bằng mắt thường, sờ bằng tay, bạn có thể ngâm vào nước, đốt trên lửa hoặc đun nóng trên nồi tùy theo từng loại sản phẩm.

Phân biệt thực phẩm thật và giả bằng các bí quyết đơn giản

CÁCH PHÂN BIỆT CÁC LOẠI THỰC PHẨM QUEN THUỘC

1. GẠO

Gạo giả: Ngoài nhựa, polyme tái chế, gạo giả còn được “hô biến” từ các phế phẩm pha trộn với chất tạo màu, tạo mùi. Hạt gạo giả thường rất bóng và bắt sáng, khi nếm thử không có mùi vị, không có tấm bám theo như gạo thật. Gạo giả màu trong suốt, không bạc bụng như gạo thật.

Gạo thật: sẽ bám tấm hoặc bụi màu trắng. Khi cho lên chảo rang dưới ngọn lửa to, gạo thật sẽ không chị nóng chảy, cháy khét mà chín thơm. Khi ngâm gạo thật vào chậu nước, chúng sẽ trương nở tự nhiên, đặc biệt không bị nổi lên mặt nước như gạo giả.

2. BÁNH TRÁNG 

Bánh tráng giả: Thường có màu trong, đều màu hơn bánh tráng thật bởi được làm từ chất hóa học. Khi nhúng nước, chúng không ỉu, nhũn như bánh tráng thật mà chỉ mềm và dai hơn, khó rách. Đặc biệt, khi đốt lên, bánh tráng giả rất bắt lửa và dễ cháy, khi cháy sẽ sinh ra mùi khét và bốc khói đen. Lúc cháy, bạn sẽ thấy bánh tráng giả có những giọt nhựa tổng hợp nhỏ xuống nền một cách rõ rệt.

Bánh tráng thật: Được làm từ bột nên khi nướng, bạn sẽ không thấy chúng bắt lửa và cháy liền, chỉ sém đen một góc, không có khói đen bốc lên. Bánh tráng thật màu đục hơn và không đều, trên bề mặt sẽ có những chấm bột hoặc bọt khí li ti do quá trình sản xuất tạo ra. Bánh tráng thật dễ bị xé rách hơn, các vết đứt thường không đồng đều mà rất ngẫu nhiên. Cách phân biệt thực phẩm thật và giả kiểu này thật đơn giản phải không bạn?

3. ĐỒ KHÔ

Đồ khô giả như cá, mực, tôm… đa số được chế tạo từ nhựa tổng hợp hoặc ni-lông. Khi cầm lên, bạn thấy chúng đàn hồi theo nhịp, dẻo và dễ uốn cong, ngâm nước không mềm mà y như cũ. Nếu rán lên, bạn không thấy thơm mà chỉ khét, chúng không chuyển sang màu vàng mà chỉ ngả màu nâu nhạt hoặc đen.

Đồ khô thật có mùi tanh tự nhiên, còn đầy đủ vỏ xương, vảy… không cắt sẵn, vẫn còn nguyên vẹn hình thù, dễ xé rách và không có lớp bụi phủ nào. Khi cầm và đung đưa, chúng không lắc lư hay đàn hồi. Lúc chế biến sẽ có mùi thơm tự nhiên, màu vàng đều, không dễ cháy xém hay nám đen.

4. TRỨNG

Trứng giả thường được đóng trong bao bì méo mó, chữ in mờ, nhạt, nhòe, không có nơi sản xuất cụ thể. Khi dùng vải lau trứng, bạn sẽ thấy những hạt bụi mỏng màu trắng đục. Lòng đỏ và lòng trắng khi đập trứng ra lập tức hòa vào nhau hoặc lòng đỏ rất dai, đàn hồi, méo mó vì không tạo được khối hình cầu như trứng thật. Khi nấu, chúng sẽ có màu vàng nhạt hơn trứng thật, lòng đỏ đóng thành khối méo mó, khá cứng nếu luộc.

Trứng thật đóng gói ngay ngắn, chữ viết đậm rõ nét, có nơi sản xuất, hạn sử dụng rõ ràng và kèm theo tem chống hàng giả. Khi đưa ra ánh sáng, bạn sẽ thấy trứng thật có màu hồng, trong suốt với chấm hồng chính giữa, khối lòng đỏ đều, đường viền của khối đỏ nhẵn, không gập ghềnh. Khi soi ở đầu to, bạn sẽ thấy những chấm khí (túi khí) trong khi trứng giả không có túi khí.

Hi vọng, với các bí quyết phân biệt thực phẩm thật và giả trên đây, bạn sẽ không còn phải lo lắng về việc tiêu thụ thực phẩm kém chất lượng nữa.

Tiếp Thị Gia Đình

Đừng bỏ qua