Phân biệt chất tẩy rửa sinh hoạt thường dùng trong nhà

Các sản phẩm nước tẩy rửa là loại hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của con người. Có bao giờ bạn tìm hiểu kỹ về chúng?

Ảnh: Shutterstock

Hóa chất tẩy rửa sinh hoạt là một trong những sản phẩm không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày. Từ gia đình, công ty, nhà hàng, xí nghiệp… tất cả đều có các loại hóa chất tẩy rửa phù hợp cho từng nhu cầu khác nhau. Trong phạm vi gia đình, chất tẩy rửa sinh hoạt phổ biến là bột/nước giặt, nước xả vải, nước lau sàn; lau kính, vệ sinh bồn cầu, rửa tay, rửa chén, dầu gội đầu, nước tẩy trắng… Chất tẩy rửa thường có sẵn dưới dạng bột hoặc dung dịch cô đặc.

Nhận biết một số chất tẩy rửa thông dụng

Có thể ngày xưa, người ta thường dùng nguyên liệu từ thiên nhiên; như bồ kết, bồ hòn, tro bếp,… để vệ sinh đồ vật. Nhưng khi công nghệ ngày càng phát triển, con người bắt đầu ưa chuộng hóa chất tẩy rửa hơn những chất tẩy rửa từ thiên nhiên.

Mọi dung dịch chất tẩy rửa sinh hoạt đều có thành phần chung gọi là chất hoạt động bề mặt (surfactant). Chất hoạt động bề mặt được chế tạo từ nhiều nguyên liệu khác nhau; gồm dầu mỏ, mỡ động vật và dầu thực vật. Sau đó, nó được trộn với các chất phụ gia và những hóa chất khác nhằm tăng khả năng tẩy sạch vết bẩn. Đồng thời giữ cho các chất bẩn không bám lại trên vật đã tẩy sạch.

Hóa chất tẩy rửa có tính kiềm

Đây là nhóm chất tẩy rửa có nguồn gốc từ hóa chất kiềm (độ pH lớn hơn hoặc bằng 8). Trong đó, điển hình nhất là sodium hydroxide (NaOH). Đây là một chất tẩy rửa có tính kiềm mạnh với độ pH 14. NaOH hiệu quả trong việc làm sạch dầu mỡ từ công nghiệp. Nó được sử dụng rộng rãi trong việc làm sạch hệ thống ống dẫn nước thải sinh hoạt và hệ thống cống thoát nước.

chất tẩy rửa sinh hoạt

Baking soda là một chất tẩy rửa thông dụng trong nhà. Ảnh: Shutterstock

Ngoài ra, hóa chất tẩy rửa tính kiềm phổ biến khác là baking soda hoặc sodium bicarbonate. Nó có thể được sử dụng để làm sạch các bề mặt như thủy tinh và gạch; loại bỏ dầu, mỡ một cách hiệu quả. Đồng thời, đây cũng là thành phần trong sản phẩm tẩy giặt nhờ vào hiệu quả loại bỏ vết bẩn trên quần áo.

Hóa chất tẩy rửa có tính axit

Chất tẩy rửa có tính axit được phân loại theo mức độ pH từ 1,0 đến 5,5 (chỉ số càng thấp thì nồng độ càng cao). Trong đó, 3 loại axit sulfuric (H2SO4), axit hydrochloric (HCl) và axit hydrofluoric (HF) là các hóa chất tẩy rửa mạnh. Chúng rất hiệu quả trong việc làm sạch các chất cặn bã khoáng sản, gỉ sét. Tuy nhiên, chất tẩy rửa có tính axit mạnh này có thể gây nguy hiểm khi sử dụng. Nó ăn mòn bề mặt kim loại hoặc mô người.

Ảnh: Shutterstock

Chất tẩy có tính axit nhẹ hơn là axit phosphoric (H3PO4). Đây là chất tẩy rửa an toàn để loại bỏ cặn bã ít cứng đầu; như mảng bám, bụi đất, vệt xà phòng và các cặn bã vôi.

Xà phòng

Thuở xưa, xà phòng tinh chế thuần tự nhiên hay hữu cơ là sự kết hợp chất béo (mỡ động vật) với tro gỗ (muối kiềm). Hỗn hợp tạo thành có độ pH 9,5 – 10, khả năng làm sạch các chất bẩn dễ dàng, tối ưu khả năng tẩy trùng mà không làm khô da và gây kích ứng da.

Ngày nay, xà phòng truyền thống tinh chế được làm thông qua quá trình phản ứng xà phòng hóa (saponification); giữa các chất béo từ dầu thực vật với dung dịch muối kiềm (NaOH/KOH). Quá trình biến đổi trong xà phòng này tạo ra một sản phẩm phụ, rất có lợi cho da là glycerin. Nó không chỉ làm sạch, mềm da, mà còn giúp da giữ ẩm.

Ảnh: Shutterstock

Tuy nhiên, với ngành công nghiệp hóa mỹ phẩm phát triển; xà phòng được làm từ hàng loạt thành phần hóa dầu có xuất xứ từ dầu mỏ. Trong quá trình sản xuất chất tẩy rửa sinh hoạt, nó cũng tạo ra rất nhiều loại hóa chất làm hại đến cơ thể người và môi trường xung quanh.

Dung môi hóa chất tẩy rửa

Do đặc tính không dẫn điện, các chất tẩy rửa sinh hoạt dung môi thích hợp sử dụng tẩy rửa trên các động cơ điện. Ngay cả khi thiết bị đang hoạt động. Một số dung môi tẩy rửa thông dụng là nước tẩy sơn móng tay, chất tẩy sơn dầu. Tuy nhiên, một số dung môi mang đến nguy hiểm cho người sử dụng. Cùng theo đó là guy cơ tổn hại cho sức khỏe khi sử dụng một lượng lớn trong thời gian dài.

Rượu và cồn

Dù không phải là một chất tẩy rửa sinh hoạt hiệu quả như các loại khác; nhưng rượu và cồn cung cấp một giải pháp làm sạch an toàn, không gây độc hại cho môi trường. Chúng là nguyên liệu chủ yếu trong sản xuất bột giặt, nước rửa chén; các chất tẩy rửa gia dụng, dầu gội đầu và các ứng dụng công nghiệp khác nhau.

Cồn cung cấp giải pháp làm sạch an toàn, không gây độc hại cho môi trường. Ảnh: Shutterstock

Rượu và cồn có thể được sử dụng như một chất vệ sinh các dụng cụ quang học và các bảng mạch in. Bởi tính năng của nó bốc hơi nhanh không làm tổn hại đến các thiết bị này.

Bài: EI VEE
Tiếp Thị Gia Đình

Đừng bỏ qua