thông qua một người bạn giới thiệu; tôi biết chị Phạm Thị Quỳnh Anh là người sáng lập của thương hiệu Padma de Fleur. Kết bạn với chị trên Facebook, dõi theo những dòng status; những bức hình hoa đẹp chị đăng; tôi thấy thú vị lẫn tò mò về công việc hiện tại của chị. Và rồi sau đôi dòng tin nhắn chào hỏi; tôi chủ động hẹn gặp để chuyện trò. Chị đồng ý và còn hỏi đùa rằng: “Em định nói chủ đề gì? Làm sao vẫn mãi xinh đẹp hay tâm sinh lý phụ nữ U50 chăng?”
Từng bước chậm rãi tiến lên
Cơ duyên nào để chị bắt đầu với thương hiệu Padma de Fleur?
Tôi chưa bao giờ nghĩ mình sẽ kinh doanh hoa. Dù rằng từ lâu, tôi có thói quen mua hoa; gói lại và tặng cho bạn bè. Thế rồi một sáng đẹp trời; tôi thức dậy và nghĩ tại sao mình không bán hoa. Bạn bè khen mình bó hoa đẹp. Bản thân mình cũng thích mày mò thủ công; sắp đặt phối màu hoa lá… Năm 2007, Padma de Fleur ra đời.
Thú thật, lúc bắt đầu, tôi không biết một chút gì về kinh doanh. Mọi thứ bắt đầu khó khăn khi nguồn kinh phí đầu tư cạn dần. Tôi đóng cửa chỉ sau 1 năm đầu tiên. Nhưng 3 năm sau, tức là năm 2010; tôi mở cửa trở lại và duy trì đến hôm nay.
Động lực nào thôi thúc chị Phạm Thị Quỳnh Anh trở lại sau ba năm gián đoạn?
Tôi từng hoang mang rằng nếu mình đi tiếp con đường đang đi; liệu rằng mọi thứ còn có thể tốt đẹp nữa không; và nếu mình không can đảm đi tiếp thì phải làm gì.
Một cách vô thức, tôi tìm thấy bình yên mỗi khi được ngắm hoa; tự tay cài cắm, gói ghém. Tôi lại thấy mình vui hơn; khi bạn mình bất ngờ nhận được bó hoa mà không phải nhân dịp gì đặc biệt cả.
Từ hai điều đó, tôi quyết định bỏ việc và bắt đầu lại với tiệm hoa năm nào. Tôi muốn mình làm công việc khiến bản thân dễ chịu; và mọi người cũng sẽ tươi vui khi nhận được sản phẩm của mình làm ra.
Lần quay trở lại này hẳn là rất quyết liệt?
Đúng vậy! Sau lần đầu tiên thất bại, tôi nghiệm ra được nhiều bài học. Khi mở lại, tôi quyết định đưa Padma de Fleur phát triển theo cái nhịp và tốc độ của mình. Ngành hoa đã rất phổ biến. Mình làm gì để nổi bật, để có chất riêng thì mới tồn tại được. Đó mới là điều quan trọng.
Và tôi đi rất chậm. Tôi bỏ ba năm đầu sau khi mở lại chỉ để xây dựng đội ngũ nhân sự; xây dựng phong cách. Thời gian này tôi chủ yếu làm cho những người quen.
Bước sang năm thứ 4, mọi thứ bắt đầu khởi sắc?
Sau khi có cho mình đội ngũ nhân sự nòng cốt; bản thân mình cũng nâng cao tay nghề hơn; tôi nghĩ đã đến lúc “xuống đường” để người ta biết đến thương hiệu của mình nhiều hơn. Từ cửa hàng hoa nằm trên lầu 1, tôi chuyển đến 55/6 Lê Thị Hồng Gấm, Q.1, TP. HCM. Không hẳn là khởi sắc như bạn nói; mà là từng bước chậm rãi tiến lên theo thời gian.
Hôm nay làm thật tốt, ngày mai sẽ ổn
Mất 3 năm để “tu luyện”, vậy bài toán làm sao để tồn tại có gây áp lực với chị?
Tôi nghĩ bất kỳ ai khi bước vào kinh doanh cũng đều gặp phải áp lực này. Nhưng rồi tôi nghĩ mình phải lựa chọn. Chúng ta không thể nào có được mọi thứ như mình mong muốn.
Nếu như muốn đi đường dài đúng với định hướng ban đầu; thì chắc chắn mình sẽ khó khăn về mặt tài chính. Còn nếu muốn nhanh có thật nhiều tiền; thì buộc mình phải thị trường hóa bản thân, chấp nhận mất chất mà mình đã gây dựng bao lâu nay. Tôi đã chọn đi đường dài.
Câu chuyện tiền bạc vẫn còn đó. Bài toán sinh tồn vẫn hiện hữu. Nhưng giờ nó không còn là áp lực đè lên mình; không là thứ làm mình stress mỗi buổi sáng thức giấc nữa. Mình chỉ cần biết hôm nay làm thật tốt, thì ngày mai sẽ ổn.
Từ khi “xuống đường”, chị Phạm Thị Quỳnh Anh đã làm gì để thương hiệu hoa của mình được nhiều người biết đến hơn?
Thật ra khách hàng đến chủ yếu qua truyền miệng. Tôi không rầm rộ quảng bá vì triết lý kinh doanh của tôi là “yêu và được yêu”. Nó dựa trên nguyên lý của tình yêu.
Khi hai người yêu nhau thật sự; mỗi người tự ý thức được phải làm gì để có thể hiểu đối phương; làm cho người ấy vui hơn. Áp dụng vào việc kinh doanh của mình; tôi muốn mình phải thật sự hiểu người được tặng bó hoa bằng cách đầu tư thời gian; thậm chí cả con tim chỉ để tìm hiểu sở thích, ý muốn của họ.
Thêm một việc để “chiêu dụ” khách hàng tìm đến là mở thêm dịch vụ kèm theo. Nếu chỉ là một cửa hàng hoa; khó mà lôi kéo ai đó không có nhu cầu mua hoa đến. Tận dụng không gian decor cũng khá “nghệ”; tôi mở thêm dịch vụ cơm trưa số lượng có hạn. Người ta đến dùng bữa, vô tình nhìn thấy hoa. Đây cũng là một kênh tiếp thị để tôi có thêm khách hàng mới.
Dự định sắp tới của chị Phạm Thị Quỳnh Anh là gì?
Tôi đang đầu tư xây dựng một vườn hoa tại Sa Đéc. Tại đây, tôi trồng thêm một số loại lá; cây có dáng khó tìm mua được trên thị trường. Nó sẽ hỗ trợ nguyên phụ liệu cho cửa hàng hoa; và giúp sản phẩm của mình thêm độc đáo hơn.
Song song đó, tôi xây dựng thêm vài phòng và lều trong khuôn viên vườn. Tôi không biến nó là homestay đại trà dành cho khách du lịch. Thay vào đó, tôi hướng đến những ai muốn “ở ẩn” một vài ngày; muốn quay về thiên nhiên; đặc biệt là muốn sống những ngày thật bình yên giữa muôn vàn hoa.
Đó là hướng đi mở rộng, phát triển kinh doanh; và quan trọng là mình vẫn được làm điều mà mình yêu.
Cảm ơn chị Phạm Thị Quỳnh Anh đã chia sẻ.
Bài: Trung Võ
Tiếp Thị Gia Đình
Phạm Thị Quỳnh Anh Phạm Thị Quỳnh Anh Phạm Thị Quỳnh Anh