Ở khu vực bị ô nhiễm không khí nặng, chúng ta thường tránh để không hít phải khói bụi. Đó là lý do khi bị ô nhiễm nặng, ở Trung Quốc, người dân được khuyến cáo ở trong nhà, còn ở Nhật thì gia tăng lượng người đeo mặt nạ.
Nhưng một nghiên cứu của trường Đại học Washington, Mỹ, phát hiện ra rằng, khi không khí ô nhiễm, bởi phthalates, da của chúng ta sẽ hấp thu sự ô nhiễm, cũng tương đương với việc chúng ta hít vào qua đường thở.
Da là cơ quan lớn nhất trong cơ thể con người. Do đó, nếu da không thể bảo vệ chúng ta chống lại các hóa chất thường được sử dụng, là điều rất nguy hiểm.
Phthalates là một nhóm các hóa chất “bán bay hơi” được sử dụng để làm cho nhựa mềm và dẻo, hoặc như chất để hòa tan cho nhiều chất liệu khác, và được tìm thấy trong mọi loại mỹ phẩm, nước hoa, và các chất vệ sinh nhà cửa. Được chiết tách từ dầu hỏa, gần 2 triệu tấn phthalates được sản xuất mỗi năm trên toàn thế giới, và có hơn 20 loại khác nhau được sử dụng thường xuyên.
Trong hơn 50 năm qua, chúng được sử dụng rộng rãi và ngày càng làm gia tăng sự lo ngại, vì chúng ta tiếp xúc với chúng qua không khí trong nhà, bụi và bao bì thực phẩm. Chúng có thể ở trong máu, sữa mẹ, nước tiểu và gây rối loạn nội tiết, chẳng hạn như estrogen và androgen. Nghiên cứu cho thấy phthalates có liên quan đến tỷ lệ mắc bệnh hen suyễn, dị ứng và có thể dẫn đến ung thư vú.
Mục Sức khỏe / Tiếp Thị Gia Đình