Nỗi khổ của những bà vợ có chồng keo kiệt

Có những ông chồng không phải là người ích kỷ nhưng lại cực kỳ ky bo. Vì sao chồng keo kiệt đến quái lạ như trường hợp dưới đây? Thử tìm hiểu xem nhé

Nhiều bà vợ đang phải khóc thét trong lòng vì vớ nhằm ông chồng keo kiệt giành vai trò giữ két sắt của gia đình. Thậm chí có bà vợ không chỉ khóc thét trong lòng mà đã phải gào lên với chồng: “Sao anh ki bo giống đàn bà thế!”. Từ đó, cả hai bên đều đào sâu vết thương trong lòng của nhau.

Đàn ông vốn được mặc định là những người rộng rãi, phóng khoáng, phụ nữ thì tiết kiệm và khéo thu vén. Bởi thế, xưa nay, trong gia đình Việt, số đông người vợ được tin tưởng là người “tay hòm chìa khóa”. Song trong đời sống hôn nhân, sao có nhiều ông chồng bị “lỗi phiên bản” này đến thế.

KHI ĐÀN ÔNG “ĐO LỌ NƯỚC MẮM, ĐẾM CỦ DƯA HÀNH”

20151015-chong-keo-kiet-03Anh Huấn (Đồng Nai) có tiếng là người tiết kiệm, nếu không muốn nói là ki bo từ thời tiểu học. Nhà ở sát cạnh nhau, chị Thủy biết rõ điểm này nhưng tự an ủi là với tính cách đấy mình đỡ phải lo chồng lấy tiền cho gái. Sau khi kết hôn, chị mang bầu thèm đủ thứ và ăn nhiều. Chị bảo anh mua vài món, nhưng lúc nào anh cũng chỉ mua nửa khẩu phần mà thôi. Khi chị thắc mắc, anh bảo:”Mua nhiều ăn không hết, lại dễ ngán.”

Còn với quần áo bầu của vợ, anh bảo chị dâu dưa đồ cũ cho vợ mặc với lý do: “Có chín tháng mang bầu, mua rồi bỏ phí phạm, biết bao giờ mới đẻ nữa”. Chị Thủy đi làm nên cũng muốn mặc váy áo tử tế. Thấy chồng không thoải mái nên đành tự trích lương mua hai bộ váy có mức giá bình dân. Niềm hớn hở mặc váy mới vừa bùng lên ở chị thì đã bị dập tắt bởi vẻ mặt nhăn nhó và khó chịu của anh.

Khi mua món đồ gì trong nhà, anh đều cân lên, đặt xuống, khảo giá khắp nơi, đến chỗ rẻ nhất rồi kỳ kèo, bớt xén khiến không ít lần chị ngại ngần với người bán. Mỗi lần đề nghị anh đưa thêm tiền chi dùng trong nhà, chị đều nhận được câu hỏi:”Em chi cái gì mà mau hết tiền thế?” mặc dù mỗi lần đưa, anh chỉ đưa nhiều nhất 2 triệu đồng. Với số tiền đó, chị đều phải thu vén mọi việc trong nhà ít nhất hai tuần.

20151015-chong-keo-kiet-01Việc chồng keo kiệt khiến chị rất mệt mỏi Chị Dương (Phú Yên) cũng khổ sở không kém với anh chồng keo kiệt của mình. Khi còn là người yêu, tất cả các dịp lễ, ngày đặc biệt, anh Hoàng chỉ mua tặng chị một bông hồng, tuyệt đối không có qùa cáp. Nếu đi ăn uống, anh chở chị đến quán vỉa hè, bình dân. Chị Dương cũng hiểu thu nhập của anh vừa phải, gia đình cũng khó khăn nên không đòi hỏi gì. Chị còn chủ động chi trả nhiều khoản khi hai người đi chung, mua quần áo ,giaỳ dép đắt tiền cho anh và người thân.

Kết hôn xong, chị nghỉ làm, theo anh vào thành phố Hồ Chí Minh lập nghiệp. Lúc này anh có việc mới, thu nhập cao hơn rất nhiều. Vì không có thu nhập nên chị phụ thuộc anh và càng ngày càng bức bối với tính keo kiệt qúa mức của chồng mình.

Mỗi tuần anh đưa chị 500.000 đồng để chợ búa và các khoản lặt vặt, tiền điện nước đích thân anh trả, không bao giờ có chuyện đi ăn nhà hàng, quán xá. Anh tuyên bố ghét ra ngoài vui chơi, giải trí, tụ tập vì tốn kém. Anh gần như không có bạn bè cũng vì lẽ đó.

CHỒNG KEO KIỆT LIỆU CÓ PHẢI TỪ GIEN DI TRUYỀN?

20151015-chong-keo-kiet-04

Nhiều người cho rằng chồng keo kiệt có thể do bẩm sinh. Chẳng hạn như trường hợp anh Huấn, đến ba mẹ của anh cũng tỏ ra ngạc nhiên vì anh bộc lộ tính cách này từ lúc 1–2 tuổi qua việc ai xin cái gì, anh đều không cho. Điều này cũng tương đồng với những phát hiện mới nhất của các nhà khoa học người Đức. Kết quả nghiên cứu cho thấy có chuỗi ADN gây ảnh hưởng đến việc thận trọng tiêu tiền của một người.

Một nghiên cứu khác tại Nhật cũng cho thấy nhiều người Nhật sở hữu gien gây lo lắng quá mức. Gien này khiến họ luôn dè xẻn chi tiêu để dự phòng cho tương lai. Song, các bằng chứng khoa học khác cũng khẳng định gien chỉ ảnh hưởng rất ít, còn lại là giáo dục, hoàn cảnh sống và hoạt động hàng ngày của chính cá nhân đó mới tác động sâu sắc đến sự hình thành tính cách. Nói khác hơn, nếu sở hữu gien keo kiệt thì bạn cũng có thể trở nên rộng rãi hơn qua quá trình sống.

Rõ ràng hoàn cảnh sống, giáo dục gia đình và công việc hàng ngày ảnh hưởng đến tính tiết kiệm tới mức keo kiệt của nhiều người. Nhiều người sinh ra trong nghèo khó như anh Hoàng, chồng chị Dương, gia đình chỉ có một mẹ, một con vất vả mưu sinh. Từ bé thơ, anh gần như không có cơ hội cầm tiền để mua món đồ mình thích, ăn món ngon hay giải trí.

Lâu dần, anh đều cố định những nhu cầu hưởng thụ đó ở mức cực thấp. Kể cả khi dư dả, anh cũng không thấy bức bách phải thỏa mãn các nhu cầu trên. Cũng vì lẽ đó, anh không hiểu được tại sao người khác lại tiêu tiền phí phạm cho những thứ mà anh nghĩ là vô bổ.

Trường hợp anh Huấn, nguyên nhân của tính ki bo cũng do hoàn cảnh. Gia đình anh là dân kinh doanh. Dù nhà giàu, nhưng gia đình anh cũng từng phá sản. Mẹ của anh tính toán rất chi li và cũng có khuynh hướng tiết kiệm. Chính mẹ đã dạy cách kinh doanh từ khi anh mới học lớp bốn: đổ nước vào khay, bỏ vào tủ lạnh (cả xóm chỉ nhà anh có tủ lạnh) thành đá, bán lấy tiền tích lũy. Việc tính toán chi li trong kinh doanh đã lan rộng sang các hoạt động sống khác của anh, “ăn không để dư, mặc không để thừa”.

CÁCH NÀO CỨU VÃN HẠNH PHÚC VỚI CHỒNG KEO KIỆT?

Money coins fall out of the golden tapThống kê cho thấy 44% các cuộc hôn nhân trục trặc là do áp lực tiền nong. Điều đó chứng tỏ nếu không có giải pháp tích cực, nguy cơ tan vỡ hôn nhân do chồng keo kiệt là rất lớn. Cả chị Thủy và chị Dương đều nghĩ đến bước đường cùng này. Vậy có cách nào để cứu vãn không? Mỗi chuyên gia tâm lý đưa ra một lời khuyên, có lẽ bạn nên suy ngẫm về đặc điểm “đối tác“ của mình mà quyết định nên thực hiện giải pháp nào.

Đối thoại nhẹ nhàng, thẳng thắn với chồng về vấn đề tài chính gia đình, liệt kê các nhu cầu tối thiếu và mức chi phí cần thiết, chứng minh cho chồng thấy mình đã không lãng phí và thật sự quý trọng đồng tiền. Đồng thời, bạn nên nói rõ việc ki bo quá mức của chồng đã ảnh hưởng đến tình cảm vợ chồng như thế nào.

Cùng nhau lập kế hoạch tài chính cho gia đình, ưu tiên các mục tiêu quan trọng như tiết kiệm để mua nhà, phòng xa chuyện đau ốm, các khoản chi thiết yếu, sau đó là các khoản vui chơi, giải trí, mua sắm. Kiểm soát tốt kế hoạch này trong một thời gian để xóa tan sự bất an của chồng về tiền nong, khiến anh tiêu xài thoải mái hơn.

Thương lượng để đạt tới thỏa thuận về một khoản chi nhất định mỗi tuần/tháng cho các dịch vụ giải trí, mua sắm. Cố gắng cho chồng thấy các hoạt động ấy mang lại sự thư giãn, tái tạo năng lượng, hâm nóng tình cảm, có thể sau này anh sẽ sẵn lòng hơn cho các khoản chi trên.

Nhượng bộ chồng trong những hoạt động nhất định với thái độ vui vẻ, ví dụ hạn chế ăn uống ở tiệm, có khi xem phim ở nhà. Khi đã chiều chuộng tính keo kiệt của chồng nhiều lần, bạn có thể đề nghị anh chiều chuộng lại vài hoạt động “xa xỉ” của mình.

Mục Gia đình / Tiếp Thị Gia Đình

Đừng bỏ qua