Những ưu và nhược điểm của các đường mổ nâng ngực

Các đường mổ nâng ngực ở những vị trí khác nhau trên cơ thể sẽ có những ưu và nhược điểm gì? Tiếp tục chuyên đề về Ngực, Tiếp Thị Gia Đình mời bạn cùng tìm hiểu sâu hơn về quá trình này nhé

Đối với phẫu thuật nâng ngực, có nhiều đường mổ nâng ngực khác nhau như đường nách, đường quầng vú, đường nếp lằn dưới ngực và đường rốn. Mỗi vị trí sẽ có những đặc điểm khác nhau để bạn cân nhắc.

20151028-cac-duong-mo-nang-nguc-02

1. NẾP LẰN DƯỚI NGỰC (Inframammary)

Đây là lựa chọn phổ biến trong các đường mổ nâng ngực hiện nay.

Ưu điểm: Bác sỹ dễ thao tác và chỉnh sửa túi độn cho vừa vặn, cân đối. Khác với đường mổ quầng vú, mổ ở nếp lằn dưới ngực ít làm tổn thương tuyến vú, tuyến sữa. Do vậy, độ nhạy cảm của ngực không bị ảnh hưởng và khả năng cho con bú vẫn diễn ra bình thường. Đường mổ này có thể “tái sử dụng” trong lần phẫu thuật thứ hai.

Nhược điểm: Để lại vết sẹo nhỏ. Sẹo thường được che bởi bầu ngực. Nhờ vậy, nếu bạn đứng sẽ khó nhìn thấy vết mổ, song khi bạn nằm, vết mổ sẽ lộ ra dễ dàng.

2. ĐƯỜNG NÁCH (Transaxillary)

Đường mổ nâng ngực dài 3cm ở hố nách. Đường mổ này khó thực hiện, các bác sỹ thường phải dùng dụng cụ nội soi để phóng to vùng phẫu thuật giúp thao tác chính xác cho ngực cân đối và hạn chế tổn thương các mạch máu.

Ưu điểm: Vết sẹo giấu kín đáo ở hố nách.

Nhược điểm: Chỉ chọn cách này nếu bác sỹ có sử dụng thiết bị nội soi. Sẽ có hai đường mổ ở hai bên nách. Đụng chạm dao kéo nhiều làm tăng nguy cơ biến chứng như xuất huyết sau phẫu thuật. Nếu có biến chứng sau mổ, bác sỹ thường phải mổ ở nếp lằn dưới ngực để sửa. Bác sỹ có tay nghề kém còn có thể làm tổn thương các mô xung quanh, khiến bạn bị tê cánh tay.

3. ĐƯỜNG QUẦNG VÚ (Areolar hoặc Periareolar)

Đường mổ nâng ngực được thực hiện trên quầng vú, nơi có làn da sẫm màu.

Ưu điểm: Bác sỹ nhìn trực tiếp, dễ dàng đặt túi độn chính xác vào ngực. Có thể sử dụng lại đường rạch này nếu phải phẫu thuật lần 2.

Nhược điểm: Giảm độ nhạy của núm vú và làm tổn thương ống dẫn sữa vì khi đưa túi độn qua đường quầng vú, bác sỹ phải cắt một số tuyến sữa.

Bạn cần cân nhắc kỹ nếu còn có ý định sinh và nuôi con bằng sữa mẹ. Nếu mổ lần 2, sẹo dễ co rút, làm biến dạng núm vú và bầu ngực. Phương pháp này chỉ phù hợp với người có quầng vú lớn.

4. ĐƯỜNG RỐN (transumbilical)

Các bác sĩ không khuyên chọn vì có nhiều nhược điểm. Qua đường rốn, bác sỹ tạo một ống dài để đưa túi đônh ngực lên ngực. Do khoảng cách xa, bác sỹ phải dùng dụng cụ nội soi

Ưu điểm: không thấy sẹo.

Nhược điểm: Cực kỳ khó thao tác. Việc đưa đường ống vào dễ gây tổn thương các cơ quan khác. Phù hợp khi bạn cấy ghép túi nước biển do chỉ đưa vỏ túi vào rồi bơm nước biển sau. Túi độn dễ đặt sai chỗ, khó điều chỉnh do đường mổ qúa xa ngực. Nếu có biến chứng phải phẫu thuật lại, bác sỹ sẽ rạch thêm đường mổ mới ở ngực.

KẾT LUẬN

20151028-cac-duong-mo-nang-nguc-01Việc chọn đường mổ nâng ngực phụ thuộc rất nhiều yếu tố: Đặc điểm cơ thể, mục tiêu bạn mong muốn, kế hoạch cho con bú, tính an toàn, kích thước và chất lượng túi độn. Hãy nói hết mong muốn của mình để bác sỹ tư vấn, giúp bạn chọn đường mổ phù hợp nhất.

(Kỳ 6: Nâng ngực nội soi)

NGUYÊN NGUYÊN

Mục Nhan sắc / Tiếp Thị Gia Đình

Đừng bỏ qua