Dở khóc dở cười với các ông chồng có vợ đi học

A.Hamilton từng nói: “Trên đời không có gì vĩ đại bằng con người; trong con người không có gì vĩ đại bằng trí tuệ”. Vì vậy, phụ nữ luôn muốn nâng cao tri thức của mình cũng là điều tất yếu.

Nhiều cơ hội vẫn mở ra cho người phụ nữ cầu tiến. Ảnh chỉ mang tính chất minh họa

“Ngay lúc này đây, tôi rất muốn đi học để thoát khỏi sự cũ kỹ của mình sau bảy năm ở nhà. Song, dù tôi có nói thế nào, ông xã cũng không đồng ý. Tiếp Thị Gia Đình ơi, tôi phải làm sao?”. Đây là đoạn trích trong e-mail của chị N. L (Q. 7, TP. HCM) gửi về tòa soạn vào đầu tháng Tám vừa qua. Cũng như chị N.L, nhiều phụ nữ vì thiên chức làm vợ, làm mẹ phải gác chuyện học hành, thậm chí có cả lý do chồng giữ rịt vợ ở nhà, không cho ra ngoài ngoại giao. Vì vậy, con đường đến với tri thức của phụ nữ có gia đình cũng lắm chông gai.

LẮM CẢNH ÉO LE

Cũng do chồng không thích vợ đi học nên chị Liên (Q. 8, TP. HCM) thi đậu hệ vừa học vừa làm ngành sư phạm tiểu học cũng đành lén chồng đến lớp. Cũng may các buổi học diễn ra vào ngày cuối tuần nên chị sắp xếp ổn thỏa. Thời gian đầu học chung, các bạn cùng lớp cứ thắc mắc sao ngày nào chị cũng vác theo một bao rất to đến lớp. Khi hỏi ra mới hay chị làm nghề bán hàng rong. Chồng không cho đi học nên chị phải tranh thủ đi bán hàng rồi lén đến lớp. Dần dà, cả lớp cũng quen với hình ảnh này và rất thông cảm cho chị.

Dạo này mùa mưa, đặc biệt là vào những ngày mưa tối mắt tối mũi, theo lẽ người bán lề đường phải nghỉ bán ở nhà. Do đó, chị lo phải nghỉ học vì không còn cớ gì để ra khỏi nhà. Chị Liên chia sẻ dù ngoài 30 tuổi, nhưng chị vẫn chưa nguôi ước vọng được làm cô giáo. Song, chị không thể thuyết phục chồng ủng hộ mình. Anh cho rằng người học đại học chính quy còn thất nghiệp đầy rẫy, huống chi là cái bằng hệ vừa học vừa làm như chị.

Chồng chị còn cằn nhằn: “Chồng con đùm đề rồi học với hành chỉ tổ tốn tiền, mất thời gian chứ ích lợi gì”. Lời nói của anh có phần nào đó đúng với thực tế cuộc sống. Song, anh không chịu hiểu rằng được đi học, tiếp thu những điều mới mẻ, có những mối quan hệ xã hội mới với thầy cô, bạn bè, đó là niềm vui của chị sau chuỗi ngày cơ cực với những mưu sinh nơi lề đường.

Không giống như chị Liên, Chị Tuyết (Quảng Bình) sẽ đường hoàng sang nước Anh để học thạc sỹ một năm. Chồng chị hiểu đây là cơ hội để vợ củng cố chức vụ và cũng có lợi cho vị trí hiện tại của anh nên đã đồng ý để vợ đến trường. Song, chồng chị có tính ghen tuông nên anh đứng ngồi không yên khi chị đi học xa. Anh bảo chị phải mở điện thoại 24/24 để anh liên lạc bất cứ lúc nào. Chị cũng phải gửi cho anh cả thời khóa biểu học tập, các hoạt động ngoại khóa. Đi ngoài đường thì thôi chứ về đến nhà, kể cả khi ngủ, chị cũng phải mở webcam để anh tiện liên lạc.

Suốt một năm ở Anh, chị chỉ quanh quẩn ở nhà, không du lịch bất cứ nơi đâu. Đặc biệt, những giờ cao điểm như 4–5 giờ chiều ở Anh tương ứng với 11–12 giờ đêm Việt Nam là giờ đi ngủ của chồng, chị gần như không ra khỏi nhà chỉ để online trình diện anh.

THUẬN VỢ, THUẬN CHỒNG

20150812-chong-oi-vo-di-hoc-business-woman

Theo đuổi ước mơ học tập của mình cũng là hạnh phúc

Trái ngược với hai trường hợp trên, anh Long, chồng chị Hòa (Cần Thơ) hết lòng ủng hộ vợ đi học cao học dù con trai lớn mới năm tuổi, con gái nhỏ mới hai tuổi.
Mỗi lần chị học tập trung vài tháng tại Hà Nội, anh lại nhờ ông bà nội đón cháu về nhà giúp và mọi chuyện như cơm nước, tắm rửa, chơi cùng con, ru con ngủ, chăm con ốm đều tự tay anh làm.

Anh bảo chị đã hy sinh sáu năm với việc mang thai, chăm con, tới lúc này, chị cần được phát triển sự nghiệp cá nhân. Anh không ngại chuyện người ngoài gièm pha vợ có bằng cấp cao hơn mình. Anh cho rằng mình không có khả năng học nên từ bỏ, vợ có khả năng thì phải ủng hộ hết mình. Thậm chí, anh còn khuyên vợ sau giờ học nên tranh thủ đi thăm các thắng cảnh ở miền Bắc vì điều kiện kinh tế mà anh chưa có dịp đưa chị đi.

Anh An (TP. HCM) cũng vậy. Kết hôn được bảy năm, vợ anh đi học thạc sỹ. Sau khi về nhà được bốn năm, chị lại đi học tiếp ở Úc. Anh biết với nghề nghiệp của chị, bằng tiến sỹ là yêu cầu bắt buộc. Do đó, dù không muốn vợ đi xa nhưng anh vẫn động viên chị tìm trường chất lượng để học. Anh cũng từ chối việc theo chị sang Úc vì anh lớn tuổi, sau này về Việt Nam sẽ rất khó tìm việc.

Thực tế, những người đàn ông văn minh đều nhận thức được rằng phía sau sự thành công của người đàn ông là bóng dáng người phụ nữ và phía sau sự thành công của người phụ nữ không là một “khoảng trống mênh mông”. Đó chính là một đức ông chồng biết ủng hộ mong muốn học tập và phấn đấu của vợ.

Sau khi lập gia đình, mọi quyết định của vợ chồng đều cần có sự cảm thông và sẻ chia. Bạn có thể tìm đồng minh ở chồng của mình theo các bước sau đây.

BÍ QUYẾT GIỎI VIỆC HỌC, ĐẢM VIỆC NHÀ

♦ Sau khi kết hôn, các quyết định quan trọng có thể gây ảnh hưởng đến cuộc sống cả gia đình. Do vậy, các quyết định, kể cả việc học tập nâng cao trình độ, cũng không ngoại lệ. Để việc học của bạn thuận lợi, hai vợ chồng cần có những chuẩn bị chu đáo.

◊ Quan điểm về việc học cần được thống nhất.

Nếu tư tưởng của chồng chưa thông, bạn cần trao đổi rõ ràng, nhờ người thân tác động để anh đồng ý.

20150812-chong-oi-vo-di-hoc-couple

Người chồng cần ủng hộ vợ mình trong việc học hành

◊ Kế hoạch học tập:

20150812-chong-oi-vo-di-hoc-schedule

Bạn nên lập kế hoạch học tập càng sớm càng tốt, nhất là khi phải học xa nhà để gia đình chuẩn bị tâm thế. Sau đó, cả hai vợ chồng cân nhắc thời điểm thích hợp. Chẳng hạn, nếu có con nhỏ, bạn chỉ rời con khi bé hơn 18 tháng tuổi, vì lúc này bé đã cai sữa mẹ, nhiều trường mầm non đã nhận trông trẻ. Nếu đi học lâu hơn 1—1,5 năm và con còn quá nhỏ, bạn nên sắp xếp, cân nhắc thật kỹ việc gia đình và học tập.

◊ Sắp xếp các công việc trong gia đình, đặc biệt là với những công việc do bạn đảm trách từ trước đến nay.

20150812-chong-oi-vo-di-hoc-bookNếu học gần nhà, bạn vẫn có thể làm các công việc đi chợ, nấu nướng, đón con, dạy con học. Song, chồng nên chia sẻ để bạn có thời gian tự học và nghiên cứu. Nếu bạn học xa nhà, chồng cũng đi làm, các con còn nhỏ, bạn nên tìm người giúp việc tin cậy hoặc nhờ bố mẹ hai bên giúp đỡ.

◊ Chuẩn bị điều kiện tài chính để gia đình không rơi vào hoàn cảnh khó khăn vì quyết định đi học của bạn.

20150812-chong-oi-vo-di-hoc-bag-dollaThu nhập của bạn có thể giảm sút do việc bạn tập trung đi học, rồi chi tiêu cho học phí, thậm chí gia đình bạn phải điều chỉnh, tiết kiệm các khoản chi phí khác.

Mục Gia đình – Tâm lý/Tiếp Thị Gia Đình

Đừng bỏ qua