Để âm đạo luôn khoẻ mạnh, các bạn gái nên có những hiểu biết về sự thay đổi của “vùng tam giác” theo từng độ tuổi để có cách chăm sóc và bảo vệ thật tốt.
TUỔI 20…
Bạn vừa bước qua tuổi dậy thì, các cơ quan trên cơ thể đã đạt được kích cỡ trưởng thành ngoại trừ “môi trên” của “cô bé”. Đừng quá sốc nếu chúng trông quá mỏng manh, vì ở độ tuổi này chất béo dưới da và ở bộ phận sinh dục đang giảm xuống.
TUỔI 30…
Những thay đổi trong nội tiết tố do mang thai và lão hóa khiến cho “môi dưới” của “cô bé” trở nên sẫm màu. Vì thế đừng quá hốt hoảng nếu bạn vừa mới kiểm tra “cô bé” của mình và trông nó giống như 50 sắc thái của màu xám.
Ở tuổi băm, khi mang thai, tử cung sẽ phồng lên với kích cỡ bằng quả dưa hấu, sau đó thì co lại trong vòng sáu tuần sau khi sinh. Mang thai và sinh nở cũng kéo theo sự giãn nỡ hết cỡ của âm đạo. Dù sinh mổ thì âm đạo vẫn mở ra tương tự như sinh thường.
TUỔI 40…
Mặc dù số lượng trứng của phụ nữ 40 bắt đầu giảm nhanh chóng, họ vẫn có dấu hiệu rụng trứng và kinh nguyệt. Chu kỳ ngày càng trở nên ngắn hơn và bắt đầu thưa dần cho đến tuổi mãn kinh. Khoảng ngoài 50, cơ thể phụ nữ đã không còn khả năng sinh sản.
Lúc này các cơ âm đạo được nâng đỡ bởi một võng các dây chằng, mô và cơ. Việc tăng cân, lão hóa và nhiều năm luyện tập thể thao có thể làm cho sàn chậu này bị lõng xuống, căng các cơ và rò rỉ bàng quang hoặc cảm giác như âm đạo bị sa xuống dưới. Đây là thời điểm bạn cần làm quen với các bài tập Kegel.
TUỔI 50…
Tuổi 50, âm đạo như một “sa mạc khô cằn” bởi mức estrogen thấp ảnh hưởng đến sự cân bằng acid kiềm trong âm đạo. Điều này cũng dễ dẫn đến viêm nhiễm, cùng với thành âm đạo trở nên mỏng và khô khiến bạn cảm thấy ngứa, rát, tấy đỏ khó chịu.
Bạn cần có chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều rau xanh để cân bằng nội tiết tố và bổ sung các thực phẩm kích thích sản xuất collagen tự nhiên như rau màu xanh đậm, đậu nành, cá hồi, cam, bưởi…
Bài: Tuyết Nguyễn theo Womenshealthmag
Tiếp Thị Gia Đình