Những sai lầm cần tránh khi cho trẻ ăn dặm

Khi cho trẻ ăn dặm, có những sai lầm nghiêm trọng của mẹ sẽ khiến bé trở nên biếng ăn, sợ ăn...Hãy cùng tìm hiểu các phương pháp cho bé ăn dặm đúng cách qua bài viết dưới đây

Mặc dù đã rất kỳ công mua và xay nhuyễn các loại thịt, rau, nước hầm xương,… nấu với nước cháo loãng, nhưng cô con gái hơn 5 tháng tuổi của chị Hoa vẫn không chịu nuốt và cứ nhè thức ăn suốt. Thậm chí chị mua cả bột ăn dặm, bé cũng một mực từ chối. Chị rất bối rối không biết xử lý thế nào để con có thể dễ dàng tiếp nhận thức ăn đã nấu.

Trường hợp của mẹ Hoa đã được bác sĩ Lê Kim Huệ −Bác sỹ Chuyên khoa 1 về Dinh dưỡng và An toàn thực phẩm tư vấn và giải đáp. Có thể trong quá trình chuẩn bị cho trẻ ăn dặm, chị đã mắc phải những sai lầm dưới đây:

cho tre an dam hinh anh 3

THỨ NHẤT: CÓ THỂ MẸ ĐÃ CHO TRẺ ĂN DẶM QUÁ SỚM

Tổ chức Y tế Thế giới cũng đã khuyến cáo, tùy vào thể trạng của trẻ, mẹ hãy bắt đầu cho trẻ ăn dặm với các bữa nhỏ, dung lượng ít từ tháng thứ 6 trở đi là tốt nhất. Hệ tiêu hóa của bé vẫn chưa phát triển toàn diện, nên khi ăn quá sớm bé sẽ dễ nôn trớ, dẫn đến tình trạng chán ăn, thậm chí hoảng sợ khi mỗi lần mẹ bưng bát đến gần. Mẹ nên hiểu rằng, không phải cứ cho bé ăn sớm là sẽ tăng cân, mau lớn mà hãy cho bé tự do phát triển theo yêu cầu của cơ thế.

THỨ HAI: MẸ CHƯA BIẾT CÁCH CÂN BẰNG THỰC PHẨM CHO BÉ

Mặc dù mẹ đã kỳ công nấu các món ăn nhưng lại chưa có kinh nghiệm trong việc lựa chọn thức ăn phù hợp với từng giai đoạn phát triển của bé.

Cụ thể, trong tuần thứ nhất mẹ không nên vội vàng cho bé ăn thịt cá ngay, chỉ nên cho trẻ nếm chút bột ăn dặm sữa pha loãng, khẩu phần bột có thể tăng lên một khi bé đã quen dần. Sau tháng thứ 7, là lúc cơ thể trẻ cần thêm dinh dưỡng để phát triển hơn, mẹ hãy bắt đầu bổ sung dinh dường từ thịt, cá mẹ có thể luộc mềm rồi tán nhuyễn hoặc thịt thì băm nhuyễn hoặc sau đó hòa loãng ra bằng nước luộc. Thêm ít bột gạo hòa tan vào 1 chút nước, rồi hòa cùng bát cá, thịt sau đó nấu lên cho bé. Còn với loại nước uống hằng ngày có thể bạn nên cho bé uống ½ quả quýt ngọt pha loãng, có tác dụng làm mát và tăng sức đề kháng cho bé những ngày hè, hoặc bạn có thể bổ sung cho bé như quả bơ….

THỨ BA: LẠM DỤNG GIA VỊ KHI BÉ CHƯA TRÒN CHÍN THÁNG

cho tre an dam hinh anh 1

Thận của trẻ còn yếu, chưa quen với việc lọc muối, đường, bột nêm…nên trước khi con 9 tháng tuổi, thức ăn của trẻ không cần nêm gia vị hoặc mẹ chỉ nêm nhạt bằng muối hoặc nước mắm.

THỨ TƯ: MẸ CHƯA BIẾT CÁCH PHA BỘT HẤP DẪN TRẺ

Lần đầu tiên cho trẻ ăn dặm, nếu bột không đủ ngon, quá loãng, quá đặc, quá nhạt hoặc quá mặn thì cho dù mẹ ép đến bao nhiêu thì trẻ vẫn khóc, nôn và sẽ từ chối bữa ăn. Vì vậy, trước hết mẹ hãy pha bột theo phương thức từ ít đến nhiều, bắt đầu từ 1 thìa cà phê khẩu phần ăn, khi bé đã quen thì bắt đầu tăng lên khoảng 2,3 muỗng, … Các tuần tiếp theo tiếp tục cho trẻ ăn bột loãng với lượng như vậy, khi bé đã quen thì bắt đầu tăng từ 1 bữa bột/ngày, lên 2 bữa bột/ngày, lên 3 bữa bột/ngày và sau đó nấu bột đặc dần cho trẻ ăn. Mẹ có thể dùng bột măn RiDIELAC gạo sữa, yến mạch sữa… giúp bé tập ăn dễ hơn với hương vị quen thuộc từ sữa mẹ và giúp mẹ đỡ bối rối hơn trong khâu chuẩn bị bữa ăn.

Qua tháng thứ 7 mẹ có thể cho trẻ chuyển từ bột ăn dặm vị ngọt đến bột ăn dặm vị mặn. Mẹ nên ưu tiên các loại bột ăn dặm nhiều dưỡng chất, giúp bé tiêu hóa tốt như RiDIELAC Yến mạch sữa bổ sung chất xơ từ Yến Mạch và vi sinh vật có lợi Bifidobacterium, BB-12™ hỗ trợ sức khỏe hệ tiêu hóa của bé, giúp hấp thụ các dưỡng chất tốt hơn. Các vi chất Kẽm, Sắt, Vitamin D3, A, C giúp tăng cường sức đề kháng bảo vệ bé luôn khỏe mạnh. Ngoài ra, RiDIELAC còn có các bột vị mặn như Bò rau củ, Gà rau củ, Heo bó xôi, Heo cà rốt… giúp bé tận hưởng nhiều hương vị khác nhau.

Để bữa ăn dặm là hành trình khám phá vui vẻ của hai mẹ con, mẹ hãy chịu khó và kiên nhẫn với bé nhé!

Tiếp Thị Gia Đình

Đừng bỏ qua