Khi bị nám, nhiều bạn đã dùng laser để nhanh cải thiện da. Liệu có nên trị nám bằng laser? Da mặt chị Hạnh Nhung (TP. HCM) vốn bị tàn nhang, sau khi sinh con lại bị thêm nám. Chị Nhung đến thẩm mỹ viện để điều trị với laser. Chỉ ba ngày sau, da chị sáng lên rõ rệt, hồng hào và căng hơn.
Song sau hai tuần điều trị, da mặt chị Nhung lại sẫm hơn. Bác sỹ bảo: “Tại chị không thoa kem chống nắng kỹ” và chỉ định cho chị thực hiện những lần điều trị khác. Tuy nhiên, lúc này chị đã tìm hiểu kỹ về laser và khẳng định “có cho tiền tôi cũng không làm nữa”.
LASER KHÔNG TRỊ TẬN GỐC CỦA NÁM
Laser tốt cho nhiều điều trị da khác nhưng hầu như không dành cho nám. Đó là kết luận của nhiều bác sỹ da liễu và cả những người đã trải nghiệm.
Laser chỉ đánh tan sắc tố ở bề mặt da, tức là xử lý triệu chứng trên bề mặt chứ không thể ngăn ngừa tận gốc. Nám xảy ra khi nội tiết tố estrogen, nội tiết tố tuyến giáp thay đổi hoặc ánh nắng, ánh sáng mạnh khiến các tế bào sản xuất melanin sản sinh nhiều hắc tố hơn. Như vậy, gốc rễ của nám nằm bên trong cơ thể, không phải ở lớp bề mặt. Do đó, khi bạn dùng laser đốt lớp sắc tố cũ thì sắc tố mới vẫn không ngừng hình thành, quay trở lại sau vài ngày đến vài tuần.
TRỊ NÁM BẰNG LASER CÓ THỂ LÀM NÁM ĐEN HƠN
Chẳng những không điều trị triệt để nám, laser còn có thể làm sắc tố trên da bạn trở nên sẫm hơn sau điều trị. Quá trình này gọi là tăng sắc tố sau viêm. Lý do là vì ngoài quá mẫn cảm với hormone, các tế bào melanocyte ở người da nám còn quá nhạy cảm với ánh sáng. Khi ánh sáng cường độ cao từ laser tác động vào, các tế bào melanocyte được kích thích mạnh mẽ để sản xuất sắc tố nhiều hơn.
Đó là lý do bác sỹ thường yêu cầu bạn tránh nắng kỹ cho da bằng cách thoa kem và dùng dụng cụ chống nắng. Tuy nhiên, rất ít người có thể tuân thủ việc chống nắng này.
Ở nhiều nước trên thế giới, bác sỹ có kinh nghiệm sẽ không dùng laser để điều trị nám, kể cả khi khách hàng yêu cầu.
Bác sỹ Brandith Irwin, Mỹ, cũng khẳng định: “Kem chống nắng, chất chống ô-xy hóa và các loại thuốc thoa khác vẫn là chính yếu trong điều trị nám”. Bạn có thể bổ sung chất chống ô-xy hóa từ thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày.
MẸO TRỊ NÁM TỪ BÊN NGOÀI
Laser Fraxel có chứng nhận của FDA được phép “chạm” vào làn da của bạn. Tuy nhiên, kết quả như ý hay không như ý còn phụ thuộc vào từng tình trạng da nám của bạn và việc bạn có chọn đúng bác sỹ chuyên về laser hay không. Với hầu hết các trường hợp cần điều trị 2–6 lần.
Nếu yêu các giải pháp thiên nhiên, bạn có thể dùng tảo biển để đắp mặt nạ, các chất chống ô-xy hóa tự nhiên với hàm lượng cao sẽ thấm sâu qua bề mặt da, tác động làm mờ các vết nám trên tầng biểu bì.
Thoa kem chống nắng mỗi ngày và loại kem đó phải chặn được cả tia UVA cũng như UVB. Che chắn kỹ làn da khi bạn phải ra ngoài.
MẸO TRỊ NÁM TỪ BÊN TRONG
• Giảm stress: Stress có thể gây mất cân bằng nội tiết tố và gây nám.
• Ăn uống, bổ sung dưỡng chất cân bằng nội tiết tố nữ như tinh chất mầm đậu tương, dầu gấc.
• Bổ sung ngưu tất, quy râu, thục địa giúp máu lưu thông cho bạn làn da sáng mịn và hồng hào.
• Bổ sung chất chống ô-xy hóa từ bên trong để bảo vệ da khỏi tác động của lão hóa, đặc biệt là astaxanthin nguồn gốc thiên nhiên. Astaxanthin có trong vi tảo lục Nhật Bản, cá hồi.
• Thực phẩm chức năng Sắc Ngọc Khang mới bổ sung thành phần Astaxanthin chiết xuất từ vi tảo lục Nhật Bản cùng L-cystin và nhiều thảo dược như tinh chất mầm đậu tương, quy râu, ngưu tất, thục địa, ích mẫu giúp đào thải tận gốc sắc tố nám, sạm, tàn nhang từ sâu bên trong, cho làn da sáng mịn, trẻ trung và căng tràn sức sống.
Xoa Nguyễn
Mục Khỏe đẹp 360º / Tiếp Thị Gia Đình