Những lợi ích từ món mì với trẻ ăn dặm

Sau 4 tháng tuổi, trẻ đã có thể ăn dặm. Bố mẹ cần chú ý phối hợp và cân bằng dinh dưỡng, đồng thời căn cứ tình hình hệ tiêu hóa của trẻ mà có điều chỉnh khẩu phần ăn phù hợp

Trong đó, món mì được các chuyên gia sức khỏe khuyến khích cho trẻ ăn dặm bởi những lợi ích mà bạn có thể chưa biết.

Lợi ích từ món mì đối với trẻ

Từ góc độ dinh dưỡng mà nói, mì có chứa một lượng protein, vitamin và khoáng chất nhất định, có tác dụng bổ sung thành phần dinh dưỡng mà sữa mẹ hay sữa bột không có đủ.

Trong giai đoạn dưới 1 tuổi, chức năng dạ dày, đường ruột của trẻ vẫn chưa phát triển hoàn thiện, những thức ăn cho trẻ ăn dặm nên cân nhắc các loại dễ hấp thu và dễ tiêu hóa. Trong đó, sợi mì thường mỏng, mềm, dễ tiêu hóa cho nên rất lý tưởng để mẹ cho vào thực đơn ăn dặm của trẻ.

Xét về góc độ phát dục của cơ thể trẻ, khả năng nhai nuốt cũng là một kỹ năng và cần tập luyện sau khi sinh mới được hoàn thiện. Nếu chỉ cho trẻ ăn thực phẩm dạng lỏng không chỉ bất lợi cho sự phát triển khả năng nhai nuốt mà còn khiến các cơ khoang miệng không được rèn luyện, ảnh hưởng đến sự phát triển cơ mặt, khoang miệng, cản trở năng lực biểu đạt ngôn ngữ của trẻ. Do đó, với trẻ đã trên 6 tháng tuổi, các món chế biến từ mì cũng rất thích hợp giúp trẻ tăng cường sự dẻo dai và linh hoạt cho các cơ.

Nhung loi ich tu mon mi voi tre an dam-Hinh anh 1

Lúc nào cho trẻ ăn mì là hợp lý?

Trong tình huống thông thường, trình tự cho trẻ ăn dặm nên là ngũ cốc – rau – trái cây – động vật. Có thể nói, trẻ từ 4 – 6 tháng tuổi là có thể ăn được mì. Tuy nhiên, do khả năng nhai của trẻ còn chưa tốt nên sau khi mì được nấu chín nhừ, bạn nên dùng muỗng nghiền cho mì nhuyễn thêm rồi mới cho trẻ ăn. Mức độ mềm nhuyễn của mì có thể căn cứ năng lực nhai nuốt của trẻ để chế biến cho phù hợp.

Đối với trẻ dưới 2 tuổi, do răng vẫn chưa mọc hoàn chỉnh, khả năng nhai còn kém, bạn không nên chọn những loại mì quá cứng cho trẻ ăn dặm dù nó có mùi vị thơm ngon kích thích trẻ đi nữa. Ngoài ra, trên thị trường cũng có những loại mì sợi dành riêng cho trẻ em, độ dài mì tương đối ngắn, sợi mì nhỏ và thành phần muối rất thấp.

Món mì dinh dưỡng cho trẻ

√ Mì nấu thịt nạc, bí đao

Nguyên liệu: Bí đao 150g, thịt nạc 100g, mì 100g, gia vị.

Chế biến:

– Bí đao gọt vỏ, rửa sạch, cắt miếng nhỏ, luộc mềm rồi nghiền nhỏ hơn.

– Thịt nạc luộc chín.

– Mì trụng nước sôi cho chín nhừ, có thể cắt cho sợi mì ngắn hơn.

– Nấu một nồi nước súp cho sôi, sau đó cho tất cả thịt nạc, bí đao và mì vào, nêm gia vị vừa ăn thì tắt bếp.

Công dụng: Bí đao chứa nhiều loại vitamin và nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể con người, giúp điều tiết và cân bằng trao đổi chất, giải nhiệt, nhuận dạ dày. Mì giàu các vitamin và khoáng chất giúp cân bằng thần kinh như vitamin B1, B2, B3, B6, B9…

Nhung loi ich tu mon mi voi tre an dam-Hinh anh 2

Mì gà xé

Nguyên liệu: Mì 100g, gà 80g, mè, giá đỗ xanh, muối.

Chế biến:

– Gà luộc chín, xé sợi nhỏ.

– Mì trụng nước sôi cho mềm, để nguội, thêm dầu thực vật rồi dùng đũa trộn đều.

– Giá đỗ xanh trụng chín, vớt ra để ráo nước.

– Cho giá, thịt gà vào mì, thêm ít muốn vừa ăn, trộn đều thì có thể cho trẻ dùng.

Công dụng: Mì có vị thanh đạm, khoái khẩu kết hợp với thịt gà nhiều dinh dưỡng, giá đỗ xanh tăng cường chất xơ và thanh nhiệt. Đây là món ăn bổ dưỡng với mì, rất thích hợp cho trẻ ăn dặm vì chứa nhiều dưỡng chất cần thiết như sắt, protein, canxi…

Bài: Lê Phương

Tiếp Thị Gia Đình

Đừng bỏ qua