Những hiểm họa sức khỏe khi nuôi mèo

Mới đây, đài CBS của Mỹ đưa tin về một phụ nữ bị mù do con mèo cưng liếm vào mắt. Con vật này nguy hiểm đến đâu?

Một số vi khuẩn có thể gây những hiểm họa sức khỏe khi nuôi mèo, đặc biệt với người có hệ miễn dịch yếu như thai phụ hay trẻ sơ sinh.

NHIỄM KÝ SINH TRÙNG TỪ PHÂN MÈO

Ký sinh trùng toxoplasma gonddi có trong phân mèo. Một nghiên cứu năm 2012 cho thấy, phụ nữ nhiễm toxoplasma bị ảnh hưởng về thần kinh và có nguy cơ tự tử. Ký sinh trùng này cũng gây nhiễm trùng não ở người bị AIDS và các bệnh khác liên quan đến miễn dịch.

Điều nguy hiểm là có 810 triệu hợp tử của ký sinh trùng này trong phân của một con mèo bị nhiễm. Chúng sẽ trở thành nguồn gây bệnh sau 1 – 5 ngày.

Mèo ăn thịt sống mới bị nhiễm. Vì thế, mèo nuôi bằng thức ăn cho mèo thường ít nhiễm hơn mèo hoang và mèo săn bắt chuột, chim…

MỐI NGUY TỪ VẾT CẮN CỦA MÈO

20150819-benh-nguy-hiem-tu-meo-01
Bị mèo cắn có thể độc và nguy hiểm. Có khoảng 40.000 người ở Mỹ bị mèo cắn mỗi năm. Mèo cắn có thể dẫn đến nhiễm khuẩn pasteurella multocida nghiêm trọng nhưng có thể điều trị được bằng penicillin.

Đặc biệt, với người cao tuổi hoặc người có hệ miễn dịch yếu, bệnh có thể khó kiểm soát. Nó có khả năng phát triển dưới da, lan rộng trên toàn hệ bạch huyết và trong một số trường hợp hiếm gặp, có thể dẫn đến tử vong. Vì thế, bạn luôn cần đến gặp bác sỹ ngay sau khi bị mèo cắn.

VI KHUẨN DO MÈO LIẾM

20150819-benh-nguy-hiem-tu-meo-liem

Mèo có thể gây nguy hại cho người bị chúng cào, cắn hay liếm.

Một buổi sáng thức dậy, cô Janese Walters, người Mỹ, thấy mắt trái không nhìn được. Cô nghĩ rằng mình chỉ bị đau mắt đỏ. Thế nhưng, sau một tháng kiểm tra, bác sỹ mới tìm ra nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn bartonella henselae khi cô bị mèo liếm lên mắt.

Bartonella henselae có thể truyền từ mèo sang người qua vết cắn, cào và liếm. Vi khuẩn này được tìm thấy trong nước bọt và lông của 40% con mèo, đặc biệt là mèo con.

Hậu quả của lây nhiễm có thể nặng như cô Walters, là mắc hội chứng Parinaud’s oculoglandular, gây viêm thần kinh thị giác và có thể dẫn đến mù lòa, gây vấn đề về gan, đi vào dịch não tủy và gây viêm màng não. Triệu chứng của bệnh do mèo cào có thể là sốt, đau cơ, sưng tấy ở vết cào, đau và sưng hạch trong 1 – 3 tuần sau đó.

NÊN TẨY GIUN ĐỊNH KỲ NẾU BẠN NUÔI CHÓ MÈO

20150819-benh-nguy-hiem-tu-meo
Người nuôi chó mèo rất dễ nhiễm giun nên cần tẩy giun định kỳ. Phổ biến có hai loại thuốc tẩy giun là mebendazole và albendazole. Đây là thuốc không kê đơn.

Cách uống: Uống 1 lần trong ngày, uống ngay sau khi ăn. Sau khi uống thuốc trong 48 giờ, không uống nước đá, không đi chân đất, không tắm nước lạnh.

Thời gian uống lại: Cứ 6 tháng sau uống lặp lại 1 lần hoặc uống định kỳ vào tháng 1 và 7 hàng năm. Không dùng cho trẻ em dưới một tuổi.

Phòng tránh lây nhiễm bệnh từ mèo

Xử lý đúng cách hộp cát để phân mèo (đeo găng, thay cát hàng ngày) và bỏ vào thùng rác. Giữ vật nuôi trong nhà, bắt sạch bọ chét, ve. Rửa tay sạch với xà phòng sau khi ôm ấp, chơi với mèo, dọn phân mèo.

Tẩy giun định kỳ cho mèo (chó) bằng thuốc Exotral hoặc Sanpet với giá từ 10.000 đồng/viên mua tại nhà thuốc, trạm thú y. Tùy cân nặng của mèo, bạn cho uống với liều lượng phù hợp.

Mục Sức khỏe/Tiếp Thị Gia Đình

Đừng bỏ qua