Những điều cần biết về an toàn cho trẻ khi ở chung cư

Chung cư ngày nay là lựa chọn của nhiều gia đình. Tuy nhiên, bạn cần trang bị những kiến thức an toàn cho trẻ để tránh tai nạn đáng tiếc khi ở chung cư

Tai nạn trẻ rơi từ chung cư cao tầng không chỉ xảy tới với những bé là cư dân; mà cả những bé chỉ là khách ghé thăm người quen; thân sống tại chung cư. Hầu hết các tai nạn khiến bé tử vong tại chỗ; hoặc nhập viện trong tình trạng nguy kịch.

Mới đây, tin một bé gái 5 tuổi rơi từ tầng 9 một chung cư ở Q. 2, TP. HCM xuống đất; tử vong tại chỗ lại khiến chúng ta bàng hoàng. Bé được mẹ dẫn đến gửi nhà ông bà nội nhưng khi chị để con lại một mình; vừa đi khỏi thì chuyện đau lòng xảy ra. Bài học đau đớn này nhắc nhở các bậc cha mẹ phải chủ động bảo vệ an toàn cho trẻ tốt hơn; khi sống hay đến chơi tại các căn hộ chung cư.

Chọn chung cư có thiết kế lan can ban công an toàn cho trẻ

Ban công là nơi xảy ra tai nạn phổ biến với trẻ nhỏ. Trẻ có thể rơi từ ban công xuống đất; và cũng có trường hợp trẻ chui đầu qua khe giữa các thanh lan can; gây nguy hiểm. Bởi vậy, bạn nên xem lan can ban công là một yếu tố quan trọng; khi đánh giá sự an toàn cho trẻ khi tìm hiểu mua chung cư.

Lan can ban công của căn hộ chung cư cần thiết kế cao tối thiểu 1,1m. Khoảng cách giữa các song không được vượt qua 10cm để trẻ có thể chui lọt qua.
Một điều quan trọng khác là bạn không chọn căn hộ có lan can làm theo dạng thanh ngang. Lý do vì thanh ngang giúp trẻ dễ trèo qua từng nấc lan can và nguy cơ té ngã cao hơn. Thay vào đó, bạn nên chọn những thiết kế thanh dọc hoặc đặc.

Gia cố lại ban công an toàn cho trẻ hơn

Đôi khi, những đòi hỏi an toàn cho trẻ của bạn sẽ khó có thể được đáp ứng. Trong những trường hợp ấy, bạn nên chủ động gia cố lại ban công sao cho an toàn cho trẻ.
Nếu chiều cao lan can chưa an toàn cho trẻ; hoặc sợ trẻ dễ dàng bắc ghế trèo qua; bạn có thể lắp lưới an toàn cho ban công. Nếu khe giữa các thanh lan can rộng hơn 10cm; bạn nên gia cố thêm các thanh khác để thu nhỏ khoảng cách. Dĩ nhiên, bạn gia cố thanh dọc, không gia cố theo dạng thanh ngang.

Bạn nên cố định thanh gia cố vào lan can bằng ốc vít. Tránh sử dụng các vật liệu sắc nhọn; vì nó có thể gây nguy hiểm cho con bạn theo các cách khác.
Cửa ra vào ban công có thể xem là một chốt an toàn để bạn bảo vệ bé. Trẻ từ khoảng 4 tuổi hoàn toàn có thể cầm chìa khóa, tự mở cửa. Bởi vậy, bạn nên có chốt chặn cửa trên cao, vượt tầm với của trẻ. Nếu không có mặt người lớn; cửa này luôn cần trong tình trạng trên chốt, dưới khóa.

Tuyệt đối không để trẻ dưới 12 tuổi tại căn hộ một mình

Trẻ em nào cũng hiếu động. Khi không có người lớn chơi cùng hoặc kiểm soát; mức độ hiếu động càng leo thang. Các con đặc biệt thích khám phá những khu vực mới mẻ; khu vực bị người lớn cấm cản để bày trò chơi. Bạn sẽ không thể lường trước tất cả những việc bé có thể làm khi vắng mặt mình. Trẻ em không có khả năng suy luận để thấy được những nguy cơ tiềm ẩn xung quanh; và cũng không có thể chất tốt như người lớn; khiến các con dễ gặp tai nạn hơn.
Vì thế, tuyệt đối bạn không để trẻ em dưới 12 tuổi ở lại căn hộ một mình; hay ở cùng những đứa trẻ khác; dù là căn hộ riêng hay căn hộ của người thân, quen.

Luôn luôn có người lớn bên con 24/24

Khi ở khách sạn hoặc đến thăm căn hộ của người khác; bạn không có cơ hội sửa chữa lan can theo ý mình. Cách duy nhất để an toàn cho trẻ là ở bên con 24/24. Trẻ em phản ứng rất nhanh, đặc biệt là khi nhiều đứa trẻ gặp gỡ; vui đùa cùng nhau. Lơ là chỉ một giây, chúng ta có thể sẽ phải trả giá rất đau đớn.

Đừng chủ quan với cửa sổ

Các cửa sổ trong căn hộ cần cao tối thiểu 1 mét tính từ mặt sàn lên bậu cửa sổ. Giống như ban công, cửa sổ luôn cần có khóa; lưới an toàn và chốt an toàn.
Bạn không nên đặt giường hay các loại bàn, ghế; hay đồ đạc ngay cạnh cửa sổ để phòng trường hợp “dạy khỉ leo cây”; đặc biệt là khi cửa sổ chưa được lắp lưới an toàn cho trẻ. Trẻ em hoàn toàn có thể trèo qua mọi đồ đạc và ngã nhào qua cửa sổ.

Giáo dục về sự nguy hiểm

Dù bạn phòng thủ kỹ đến đâu cũng không thể bỏ qua việc giải thích cho trẻ về sự nguy hiểm. Những câu chuyện đau lòng bạn đã nghe đều có thể trở thành bài học giáo dục thực tế cho trẻ.

Bạn hãy giải thích với con vì sao không leo trèo; nô nghịch gần ban công, cửa sổ, sân thượng khi ở trong căn hộ; hay khi đến bất cứ nơi nào có lầu cao. Bạn nên nói đi nói lại mỗi ngày để trẻ ghi lâu nhớ dai.

Đừng cho trẻ biết ban công là nơi vui chơi rất thú vị

Ở chung cư, ban công là nơi lý tưởng để mọi người hóng gió; chơi cây, đọc sách, uống trà, ngắm cuộc sống bên dưới mình. Tuy nhiên, nếu bạn xem đây là nơi thư giãn thú vị; thường xuyên để trẻ ra đây chơi, trẻ sẽ hiểu rằng đây là nơi an toàn để bày các trò chơi mình yêu thích.

Một lúc nào đó không có sự giám sát của bạn; trẻ cũng có thể nổi hứng ra ban công chơi. Rất nhiều điều đáng tiếc có thể xảy ra khi bé vui chơi ở vùng nguy hiểm này. An toàn cho trẻ là điều phải đặt lên hàng đầu bạn nhé!

Bài: XOA NGUYỄN

Tiếp Thị Gia Đình

Đừng bỏ qua