Những ngày gần đây Huyền Ny nhận được rất nhiều các câu hỏi liên quan đến việc tiêm vacxin ngừa ung thư cổ tử cung HPV cũng như nhiều những loại ung thư khác phát sinh qua đường sinh hoạt tình dục. Sau đây Ny sẽ giải đáp một số những thắc mắc thường gặp nhất để các bạn có thêm thông tin cần thiết cũng như biết cách bảo vệ bản thân khỏi những căn bệnh nguy hiểm.
1. HPV là gì?
• Human papilloma virus (HPV) là vi khuẩn vô cùng phổ biến. Có hơn 120 loài HPV được tìm thấy trong đó có 40 loại có khả năng gây nhiễm ở cơ quan sinh dục, miệng, cổ họng….
• Khi nhiễm bệnh hầu hết bệnh nhân sẽ không thấy bất cứ dấu hiệu gì. Tuy nhiên, nếu không phát hiện kịp thời, những tế bào bị viêm nhiễm có thể phát triển và gây bệnh ung thư.
2. HPV lây lan như thế nào?
• Qua đường tình dục: âm đạo, hậu môn và kể cả quan hệ tình dục bằng miệng (oral sex).
• Qua đường ăn uống, hôn: HPV virus có thể lây lan qua nước bọt từ người nhiễm HPV ở miệng, cổ họng…
• Quan hệ tình dục với một người vẫn có nguy cơ nhiễm bệnh do 1 trong 2 người đã từng bị nhiễm vi khuẩn này trước đây và không hề có dấu hiệu của bệnh.
3. HPV có phổ biến không?
Rất phổ biến. Hiện nay người Mỹ có đến 79 triệu người nhiễm bệnh và cứ mỗi năm lại có thêm 14 triệu người nữa.
4. Nếu quá phổ biến như vậy thì HPV có nguy hiểm không?
Trong 2 năm thì 9 trong tổng số 10 người tự động khỏi. Tuy nhiên số người không khỏi, chưa khỏi vẫn có thể tiếp tục lây lan bệnh sang những người khác và do đó tỉ lệ người mắc virus cứ ngày một gia tăng.
5. HPV có thể gây những bệnh ung thư gì?
• Ung thư cổ tử cung, âm đạo và âm môn (valva) ở nữ giới
• Ung thư dương vật ở nam giới
• Ung thư hậu môn, cổ họng, cuốn lưỡi và tonsil (Amiđan) ở cả nam và nữ
6. Độ tuổi nào nên được tiêm vacxin này?
• Các bé trai và gái ở độ tuổi 11-12 nên được bắt đầu tiêm
• Những ai chưa được tiêm khi còn nhỏ thì vẫn có thể tiêm, cho nữ là đến 26 tuổi và cho nam là đến 21 tuổi.
• Ngoài ra, nam đồng tính hoặc quan hệ tình dục với cả hai giới tính (gay or bisexual) thì nên được tiêm vaccine cho đến tuổi 26
7. Tại sao HPV được tiêm ở tuổi quá nhỏ?
• Tiêm vacxin ngừa ung thư cổ tử cung hiệu quả nhất khi được tiêm trước lúc bệnh nhân có khả năng tiếp cận với HPV.
• Chúng ta luôn hy vọng rằng con cái mình sẽ không ai quan hệ tình dục khi chưa trưởng thành, nhưng thực tế là hầu hết trẻ em ở Mỹ, 15 tuổi đã quan hệ tình dục ít nhất 1 lần qua cách này hay cách khác.
• Đó là chưa kể đến bị ép quan hệ bằng miệng, bị lạm dụng bởi những người thân quen của gia đình. Việt Nam cũng không ngoại lê, chỉ có điều chưa có thống kê cụ thể và nếu có, nhiều người sẽ chọn cách không tin.
• Ngày càng nhiều các bé gái 12, 13 tuổi mang thai. Nếu không nhìn vào thực tế, ít nhất hãy chọn cách bảo vệ con em của mình khỏi căn bệnh ung thư quái ác.
8. Nếu đã quan hệ tình dục rồi thì HPV vaccine có còn hiệu quả không?
Có. Vẫn còn hiệu quả.
9. Các bé trai có nên được tiêm HPV vaccine không?
Có. Gardasil® and Gardasil® 9 là 2 loại vacxin đang được dùng ở các bé trai nhằm tấn công vào các loài vi khuẩn HPV ở cổ họng, dương vật và hậu môn.
10. HPV vaccine có gây ung thư không?
Không. Vacxin có chứa 1 loại protein của vi khuẩn, không có khả năng gây nhiễm bệnh và không có khả năng gây ung thư.
11. Những phản ứng phụ có thể có từ việc tiêm HPV vaccine
Đau hoặc xưng ở vùng da được tiêm, sốt, nhức đầu, hoặc chóng mặt…
12. HPV vaccine có hiệu quả không?
• Ở thời điểm này, HPV vẫn còn rất hiệu quả. Khả năng bảo vệ tiền ung thư gần như 100%. Kể từ khi được đưa vào sử dụng từ năm 2006, HPV vacxin đã làm giảm đi 56% tỉ lệ nhiễm HPV ở các bé gái ở tuổi dậy thì ở Mỹ.
• Cho đến tận thời điểm này, tháng 7 năm 2016, vẫn không có sự thay đổi về việc sử dụng vacxin HPV theo sự chỉ định và hướng dẫn của hiệp hội y tế Hoa Kỳ cùng với Trung tâm kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC-Center for Disease Control and Prevention) và Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA-Food and Drug Administration).
• Đây là những cơ quan thông tin, quản lý trực tiếp mọi hoạt động liên quan đến y tế và sức khỏe cộng đồng. Ny làm việc dựa trên hướng dẫn và quản lý trực tiếp của những hiệp hội này.
13. Liệu HPV vaccine có an toàn không?
Thời điểm hiện tại, vacxin ở Mỹ đang ở trong giai đoạn an toàn nhất trong lịch sử vaccine của người Mỹ. FDA và CDC vẫn tiếp tục đảm bảo sự an toàn của HPV vaccine. Để đưa vào sử dụng, loại vacxin này đã được nghiên cứu, kiểm duyệt, thử nghiệm ở các bệnh nhân trong nhiều thống kê … Quá trình này thường kéo dài hơn 10 năm. Từ khi được đưa vào sử dụng năm 2006, đến nay cũng đã 10 năm, HPV vẫn tiếp tục được FDA và CDC kiểm soát, theo dõi để đảm bảo sự an toàn cho người sử dụng.
14. Các biện pháp an toàn khác
Bên cạnh việc tiêm vacxin ngừa ung thư cổ tử cung thì chúng ta nên tiếp tục:
• Khám bác sỹ phụ khoa mỗi năm 1 lần để được làm pap smears (1 phương pháp sàng lọc ung thư cổ tử cung) và làm test để biết được sự xuất hiện của những vi khuẩn có thể lây lan và gây bệnh qua đường tình dục.
• Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục nhằm phòng ngừa bệnh. Tuy nhiên vi khuẩn vẫn xâm nhập vào cơ thể ở những nơi không sử dụng bao cao su như miệng hay đôi khi là hậu môn.
Bài: Huyền Ny – Tiến sĩ Dược, Đại học University of Nebraska Medical Center
Tiếp Thị Gia Đình