Ăn nhạt tốt cho bé nhưng làm sao cho ngon hơn?

Ăn nhạt tốt nhất cho bé vì nó “dịu dàng” với hệ tiêu hóa non trẻ của bé. Nhưng bé lại không chịu ăn khi thức ăn quá nhạt nhẽo? Bạn phải làm sao đây?

Cuộc chiến ăn mặn, ăn nhạt vẫn là cuộc chiến dai dẳng giữa các bà mẹ. Các mẹ xưa tự hào “cháu ăn vèo vèo” nhờ mình khéo nêm muối; đường vào thức ăn dặm của trẻ. Các bà mẹ hiện đại biết nêm muối; đường không tốt nên quyết cho bé ăn nhạt. Bạn phải chiến đấu kịch liệt với cái lắc đầu nguầy nguậy của trẻ.

Làm thế nào để giúp bé của bạn ăn nhạt mà vẫn thấy ngon miệng? Không cần phải nêm đường hoặc muối; bạn vẫn có những cách khác để tăng cường hương vị cho món ăn; giúp món ăn của bé bớt nhạt nhẽo hơn.

Thảo mộc là bí quyết của ăn nhạt

Ở Việt Nam, ăn nhạt được hiểu là nêm ít hoặc không nêm muối, đường. Nhưng trong văn hóa Mỹ, ăn nhạt nghĩa là món ăn không có hương vị. Theo truyền thống, các nước này thường bắt đầu cho trẻ sơ sinh ăn những thức ăn nhạt; sau đó mới giới thiệu các hương vị mới cho bé; chẳng hạn như cay một chút; như thể từ từ xây dựng khả năng chịu đựng cho trẻ.

Tuy nhiên, khoa học cho thấy chiến lược này không cần thiết. Nhiều nền văn hóa cho bé ăn thức ăn cay ngay khi chúng bắt đầu ăn dặm. Việc cho bé tiếp xúc với nhiều loại hương vị từ sớm; có thể khuyến khích việc tiêu thụ nhiều loại thực phẩm khác nhau; thậm chí làm giảm sự kén ăn khi bé lớn lên.

Vandana Sheth, người phát ngôn của Viện Dinh dưỡng và Ăn kiêng tại Mỹ; khẳng định: “Trước hết, đó là một ý tưởng tốt để giới thiệu gia vị cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Chúng ta có thể thử nhiều loại thảo mộc gia vị. Nó không chỉ thêm hương vị cho món ăn mà còn cung cấp rất nhiều chất chống oxy hóa”.

“Nếu bạn nhìn vào Ấn Độ, Trung Đông hoặc các nước Mỹ Latinh; mọi người thêm rất nhiều loại thực phẩm vào thức ăn của trẻ. Sử dụng nhiều loại gia vị để làm cho thức ăn ngon; giúp bé ăn ngoan. Nó đồng thời cắt giảm lượng đường và muối; mà chúng ta thường sử dụng để làm cho thức ăn ngon hơn”.

Bởi vậy, khi ăn nhạt; bạn hãy kéo bé vào cuộc phiêu lưu với các hương vị khác nhau. Hương vị này tạo ra từ các loại gia vị thảo mộc tạo mùi thơm quen thuộc như quế; gừng, nghệ, thảo quả, bạc hà, hạt tiêu, hành, tỏi, rau thơm các loại. Các loại thảo mộc này được xem như muối giả; giúp cải thiện hương vị món ăn. Các món cá khi bạn luộc hay hấp cho bé sẽ thơm hơn; hấp dẫn hơn hẳn nếu được nêm thêm chút gừng. Chút quế trong bột yến mạch, chút tỏi trong thịt bò; chút hành trong thịt heo, chút thì là trong bơ nghiền…; sẽ khiến con thích mê những món ăn quen thuộc.


Lưu ý từ bác sĩ

Bác sĩ Anca Safta, bác sĩ tiêu hóa nhi; giám đốc nội soi và trợ lý giáo sư tại Đại học Maryland; Mỹ, cho biết: “Có sự khác biệt giữa các loại gia vị nóng và các loại gia vị thơm. Những loại thơm như quế, nhục đậu khấu, tỏi, nghệ; gừng, rau mùi, thì là và thì Ai Cập là hoàn toàn tốt để giới thiệu cho trẻ; ngay cả trong giai đoạn trứng nước sau 6 tháng”.

Tuy nhiên, khi trẻ vừa làm quen với ăn dặm; bạn chưa vội giới thiệu những thực phẩm nóng cho trẻ; chẳng hạn như ớt. Capsaicin – chất làm cho ớt nóng – kích thích các thụ thể đau trên lưỡi; trong ruột và gửi tín hiệu đau đến não. Trẻ có thể có phản ứng mạnh mẽ; và có thể tạo ra ác cảm với các thực phẩm này.

Với các loại gia vị thơm cho ăn nhạt; nên giới thiệu một loại gia vị mới trong 4-5 ngày. Mục đích là để xem trẻ có phản ứng bất lợi nào; chẳng hạn như dị ứng hay không. Khi trẻ tiếp nhận bình thường một thực phẩm mới; bạn tiếp tục giới thiệu thực phẩm mới khác.

Việc giới thiệu các loại thảo mộc vào chế độ ăn cho trẻ; nên được thực hiện từ từ, với số lượng rất nhỏ.

Bài: XOA NGUYỄN

Tiếp Thị Gia Đình

Đừng bỏ qua