Nguyễn Trung Hiền và cuộc hẹn nghệ thuật ở Phố bên đồi

Tiếp nối thành công của 2 năm đầu tiên, Phố bên đồi lần 3 sẽ trở lại với quy mô hoành tráng nhân dịp kỷ niệm 125 năm thành phố Đà Lạt

Năm 2016, Phố bên đồi lần đầu tiên được tổ chức tại Đà Lạt; và tạo được nhiều hiệu ứng tích cực từ giới hội họa và du khách. Đây là chuỗi sự kiện cộng đồng do anh Nguyễn Trung Hiền sáng lập; cùng nhóm các bạn trẻ làm việc trong lĩnh vực công nghiệp và văn hóa sáng tạo. Mục tiêu đơn thuần là gửi gắm thông điệp gìn giữ những di sản văn hóa; bảo tồn đô thị và bảo vệ môi trường; thông qua hội họa cùng nhiều hình thức nghệ thuật khác.

Sau 2 lần liên tiếp tổ chức thành công; Phố bên đồi lần 3 mang chủ đề Nhìn lại nhân kỷ niệm thành phố Đà Lạt 125 năm. Chương trình năm nay hứa hẹn nhiều hoạt động hấp dẫn; thú vị khi diễn ra trong suốt 3 tháng.

TTGĐ mời độc giả cùng trò chuyện với người sáng lập Nguyễn Trung Hiền. Dù đang ở giai đoạn nước rút cho chương trình sắp diễn ra vào tháng 12 này; nhưng anh vẫn dành thời gian chia sẻ nhiều tâm tư lẫn tâm huyết; cho dự án trên chính quê hương Đà Lạt của mình.

 

Khi thông điệp lan tỏa bằng nghệ thuật

 

Chào anh Nguyễn Trung Hiền. Từ đâu anh nảy ra ý tưởng về Phố bên đồi?

Tôi là người Đà Lạt. Tôi có duyên tiếp xúc với nghệ thuật khi theo học tại đại học mỹ thuật. Ra trường, tôi được làm trong môi trường liên quan đến thiết kế sáng tạo. Tôi nhìn thấy Đà Lạt cũng như nhiều thành phố khác trên cả nước; đang dần mất đi những di sản kiến trúc văn hóa.

Khi có cơ hội đi nhiều nước, tôi nhìn thấy được người ta phát triển hài hòa; giữa cái cũ và cái mới, giữa di sản và hiện đại. Từ đó nảy ra trong tôi một ý nghĩ rằng sao mình không làm điều gì đó dù là nhỏ thôi; để gìn giữ di sản, nét đẹp của chính quê hương mình. Và đó là ý tưởng sơ khai của Phố bên đồi.

Từ ý tưởng sơ khai đó, anh phát triển nó như thế nào?

Công việc chính của tôi là xây dựng hình ảnh thương hiệu; cho một hãng xe tại Việt Nam. Hãng luôn có những hoạt động cộng đồng; tài trợ các dự án nghệ thuật… Do làm việc trong môi trường như thế nên ít nhiều bị ảnh hưởng. Trong đầu tôi lúc bấy giờ đã muốn làm một dự án cộng đồng.

Đà Lạt hiện tại chỉ được gọi là travel destination, tức là một điểm du lịch. Nhưng tôi nghĩ, nếu làm tốt việc giữ gìn các di sản kiến trúc; đẩy mạnh hoạt động nghệ thuật, thì Đà Lạt có thể trở thành design destination; hoặc art destination giống như Singapore, Hồng Kông; và nhiều thành phố khác trên thế giới.

Anh Nguyễn Trung Hiền, người sáng lập Phố bên đồi

Rất nhiều nghệ sĩ chọn Đà Lạt làm nơi sinh sống và làm việc. Họ cũng muốn giới thiệu những tác phẩm; những thành quả lao động nghệ thuật của bản thân ra công chúng. Nhưng nơi này lại thiếu một sân chơi dành cho giới hội họa. Vậy tại sao mình không làm platform; để các nghệ sĩ thể hiện tình yêu của họ dành cho thành phố này. Và rồi thông qua nghệ thuật; mình có thể lan tỏa thông điệp gìn giữ di sản văn hóa nơi đây.

Việc gìn giữ di sản xem chừng là công việc của các cơ quan chức năng. Nó có quá vĩ mô với một cá nhân không?

Đà Lạt hàng năm có rất nhiều người đến du lịch. Đa phần họ đến chỉ để nghỉ ngơi, tận hưởng không khí là chính. Ít người chú ý đến cảnh quan, kiến trúc; giá trị văn hóa ở địa điểm mà họ đến. Đúng là việc quảng bá du lịch là công việc của cơ quan chức năng địa phương. Đôi khi trong nhiều thông tin, sự kiện được công bố; họ không chú ý nhiều đến giá trị di sản kiến trúc văn hóa.

Ở góc nhìn của một người có liên quan ít nhiều đến nghệ thuật; tôi cũng chỉ muốn góp một phần nhỏ vào việc gìn giữ cái đẹp Đà Lạt trong phạm vi có thể. Bằng âm nhạc, ký họa, triển lãm, giao lưu…; tôi muốn mọi người cùng nhau giữ gìn cái đẹp ngay trước mắt; và xung quanh cho thế hệ mai sau.

 

100% tiền đấu giá tranh sẽ dành tặng trẻ em nghèo hiếu học

 

Không phải ai cũng thích đi xem triển lãm hội họa; vì nghệ thuật vẫn khá trừu tượng trong suy nghĩ của nhiều người.

Sau hai lần tổ chức, đến lần thứ ba sắp diễn ra vào cuối năm nay; có rất nhiều nghệ sĩ đăng ký tham gia, muốn cống hiến tác phẩm. Những du khách có nghe qua về chương trình cũng bày tỏ mong muốn được đến thử. Đó là những feedback tôi nhận được.

Tôi biết rất nhiều người còn xa lạ với hội họa, tranh ảnh. Nhưng tôi không lo vấn đề đó. Cái tôi lo là làm sao mình làm tốt nhất trong khả năng của ê-kíp. Tôi chỉ biết là mình đang gửi đi một thông điệp tốt đẹp. Còn việc chạm được đến ai, lan tỏa đến đâu, tùy vào chữ duyên.

Năm nay vé bán ra chỉ 20.000 đồng; dùng làm kinh phí duy trì hoạt động của chương trình. Còn 100% số tiền đấu giá tranh sẽ dành tặng cho các trẻ em nghèo hiếu học ở địa phương.

Chương trình có bán vé, vậy anh có bị áp lực về số lượng khách đến không?

Năm nay chương trình sẽ diễn ra trong 3 tháng tại Cầu Đất Farm; một địa điểm du lịch nổi tiếng của Đà Lạt. Một ngày nơi đây đón vài trăm khách đến là bình thường. Thành ra tôi không sợ thiếu người xem. Mình chỉ sợ làm các hoạt động không hay, không hấp dẫn; thông điệp không đủ mạnh, không đủ chạm đến cảm xúc, thì khó giữ chân du khách được.

Tôi không muốn người đến triển lãm chỉ để xem tranh đơn thuần. Mà ở đó, mọi người có thể trải nghiệm, tương tác với chương trình; thông qua nhiều hoạt động như tham gia workshop vẽ tranh, đấu giá tranh, giao lưu trẻ em vùng cao…

Chương trình sẽ dàn trải thế nào trong suốt 3 tháng diễn ra?

Chương trình sẽ có 1 agenda chi tiết từ ngày khai mạc đến ngày bế mạc. Trong suốt 3 tháng diễn ra; Phố bên đồi sẽ có những hoạt động cụ thể cho một số ngày đặc biệt như Noël; Tết Tây, Tết Ta và cuối tuần. Còn những ngày còn lại mình chỉ có hoạt động thưởng lãm tranh.

Để giữ nhiệt cho một chương trình kéo dài 3 tháng; tôi và ê-kíp đã lên kế hoạch chi tiết và có chiến thuật để thu hút du khách. Ngoài trưng bày tranh, còn có các chương trình biểu diễn nghệ thuật; giao lưu cùng nghệ sĩ nổi tiếng, tìm hiểu văn hóa lịch sử… Bản thân Cầu Đất Farm có nhiều câu chuyện lịch sử thú vị để kể.

Cảm ơn anh đã chia sẻ.

Phố bên đồi

 

Thông tin thêm

 

Phố bên đồi là chương trình nghệ thuật đa hình thái mang tính cộng đồng đầu tiên ở Việt Nam; được tổ chức thường niên tại Đà Lạt; với mục tiêu định vị Đà Lạt là điểm đến văn hóa độc đáo của khu vực Đông Nam Á. Thông qua các hình thức nghệ thuật đương đại; hoạt động cộng đồng và du lịch; Phố bên đồi còn nhằm khuyến khích công chúng nâng cao nhận thức về bảo tồn đô thị; bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

Chuỗi hoạt động của Phố bên đồi 2018 bao gồm: Ký họa không gian tại Cầu Đất Farm, nhà máy Trà cổ, các cảnh quan thành phố Đà Lạt; Tổ chức các buổi thảo luận chuyên đề về ký họa và cảnh quan đô thị; Hoạt động thiện nguyện với trẻ em vùng cao; Xây dựng làng bích họa tại khu vực của các công nhân, nông dân vùng lân cận; Hoạt động âm nhạc, múa đương đại; Giao lưu với khách du lịch và Gây quỹ cộng đồng.

Chương trình năm nay sẽ diễn ra từ tháng 12/2018 đến tháng 02/2019. Thông tin chi tiết tại website: www.phobendoi.art và fanpage: www.facebook.com/phobendoi/

Bài: Alex Võ
Tiếp Thị Gia Đình

Đừng bỏ qua