Nguy hiểm: Cháy nổ ở TP HCM vào mùa cao điểm

Tháng 4 và tháng 5 này, Thành phố Hồ Chí Minh vào đợt nắng nóng cao điểm. Tình trạng cháy nổ ở TP HCM vì vậy đang ở mức báo động

Tại buổi họp báo định kỳ diễn ra hôm 8−4, Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy Thành phố Hồ Chí Minh cho biết trong quý 1−2016, trên địa bàn TP HCM xảy ra 696 tai nạn, sự cố liên quan đến cháy nổ và cứu nạn, cứu hộ, trong đó có 121 vụ cháy Tình trạng cháy nổ ở TP HCM đang ở mức báo động.

Cháy tập trung chủ yếu tại nhà dân

Trong số 121 vụ cháy nổ ở TP HCM, đối tượng thiệt hại chủ yếu là nhà dân, chiếm 53/121 vụ cháy. Nguyên nhân chủ yếu là do sự cố và vi phạm trong quá trình sử dụng điện. Trong 88 vụ đã điều tra làm rõ nguyên nhân, có 70 vụ có nguyên nhân liên quan đến điện, chiếm tỷ lệ 79.54%. Chập điện, dòng điện quá tải, đấu nối dây diện không đúng kỹ thuật, sự truyền nhiệt của thiết bị tiêu thụ điện là một số nguyên nhân chủ yếu dẫn đến cháy nổ do điện.

Để ngăn ngừa cháy nổ do điện tại nhà, bạn lưu ý:

– Cần chọn thiết bị đóng cắt, bảo vệ phù hợp với công suất sử dụng để tránh quá tải gây chập điện. Cần dùng các thiết bị điện của các nhà sản xuất có đăng ký chất lượng, nguồn gốc rõ ràng để đảm bảo chất lượng.

– Mỗi khu vực sử dụng điện nên lắp đặt một cầu dao tự động ngắt khi có sự cố trong đường điện.

– Không để các vật dụng dễ cháy nổ như giấy tờ, bình xăng, bình gas cạnh đường dây, tủ điện. Không thắp hương nếu bạn rời khỏi nhà. không được bỏ đi làm việc khác khi đang đun nấu, nhất là khi bạn đang nấu bằng bếp hồng ngoại có bề mặt rất nóng, dễ bén cháy. Không để các thiết bị dụng cụ điện phát nhiệt như bàn ủi gần chất dễ cháy.

– Khi ra khỏi nhà, bạn nên ngắt cầu dao điện.

Cháy kho hàng, bãi phế liệu, cỏ rác gia tăng

Cũng theo báo cáo của Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy TP. HCM, cháy ở các kho hàng hóa, phế liệu và cháy cỏ rác tiếp tục gia tăng. Cụ thể, cháy kho hàng hóa, phế liệu tăng 6 vụ. Cháy cỏ rác tăng 145 vụ do thời tiết hanh khô, nắng nóng kéo dài.

tinh trang chay no o tp. hcm hinh anh 1

Họp báo về tình trạng cháy nổ ở TP HCM mùa cao điểm

Đại tá Trần Thanh Châu, Phó Giám đốc Cảnh sát Phòng cháy Chữa cháy TP. HCM cho biết: Các vụ cháy thường do ý thức của người dân chưa cao. Người dân đốt rác ở các khu dân cư nhưng không dập hết lửa. Có những vụ cháy đơn giản là do người dân đốt rác không dập lửa làm xe ô tô đậu gần đó bị bốc cháy.

Trong mùa nắng nóng cao điểm này, để tránh hại mình và hại người, chúng ta không nên tự ý đốt rác. Nên thu gom rác bỏ vào thùng rác để rác được xử lý có kiểm soát. Nếu đã đốt rác, nên đổ nước dập tắt triệt để ngọn lửa trước khi rời đi.

Các tòa nhà, chung cư mới, cũ đều phải cẩn thận

Qua kiểm tra của Cảnh sát Phòng cháy Chữa cháy TP. HCM, có tới 12 công trình chưa được nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy đã cho người dân vào ở. Trong danh sách này có tòa nhà 34 Tôn Đức Thắng, trường Đại học Luật TP. HCM, chung cư 410, tòa nhà Công ty CSC Việt Nam, chung cư Hùng Vương, chung cư Bùi Minh Trực, chung cư Kim Tâm Hải, chung cư Thái An 3&4, chung cư Khang Gia, chung cư 584, chung cư Bắc Bình và chung cư Nguyễn Quyền.

Các chung cư cao tầng xây dựng trước 1975 đã xuống cấp nghiêm trọng, người dân lại tự ý cơi nới lấn chiếm lối thoát nạn, nguy cơ xảy ra cháy nổ là rất cao.

Trong điều kiện nhiều chung cư chưa đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy, đồng thời khả năng ứng cứu cháy nổ ở TP HCM còn gặp nhiều khó khăn, mỗi hộ dân nên tự cứu mình trước. Bạn bắt buộc phải có những thiết bị chữa cháy thường trực trong gia đình như nước, cát, bột chữa cháy, bình cứu hỏa bằng khí CO2. Nhưng quan trọng nhất, bạn phải tập dượt cách sử dụng thành thạo để có thể cứu mình, cứu người nếu có cháy nổ xảy ra.

Báo cháy bằng cách nào? 

Khi có sự cố cháy nổ, hoặc có thông tin phản ảnh về nguy cơ, tình trạng cháy nổ, bạn hãy gọi ngay đến các số sau để được hỗ trợ kịp thời.

Gọi tới đường dây nóng:

– 114
– (08) 3920 0996

Gọi tới số điện thoại của ban giám đốc Cảnh sát Phòng cháy Chữa cháy TP HCM

* Đại tá Lê Tấn Bửu, giám đốc: 091-376 8894

* Đại tá Trần Thanh Châu, phó giám đốc: 090-381 0385

* Thượng tá Nguyễn Thanh Hưởng, Phó giám đốc: 090-365 2114

* Trưởng phòng hướng dẫn và chỉ đạo về phòng cháy Huỳnh Ngọc Quan – 090-399 1674

* Chánh thanh tra cảnh sát PCCC Lê Văn Thọ – 090-381 9487

Gọi tới số điện thoại của Phòng Cảnh sát Phòng cháy Chữa cháy các quận:

*Phòng cảnh sát PCCC Q.1: Trưởng phòng Lê Quốc Bảo – 090-384 2286

*Phòng cảnh sát PCCC Q.2: Trưởng phòng Trần Xuân Phương – 090-391 9918

*Phòng cảnh sát PCCC Q.3: Trưởng phòng Nguyễn Văn Tợi – 090-393 3918

*Phòng cảnh sát PCCC Q.4: Trưởng phòng Võ Văn Sơn – 090-923 4389

*Phòng cảnh sát PCCC Q.6: Trưởng phòng Nguyễn Thành Danh – 090-384 5663

*Phòng cảnh sát PCCC Q.7: Trưởng phòng Đặng Thanh Đủ – 090-398 9337

*Phòng cảnh sát PCCC Q.8: Trưởng phòng Hoàng Văn Thắng – 090-394 8275

*Phòng cảnh sát PCCC Q.9: Trưởng phòng Phan Minh Quyền – 090-394 5459

*Phòng cảnh sát PCCC Q.11: Trưởng phòng Lê Minh Hiếu – 091-888 3121

*Phòng cảnh sát PCCC Q.12: Trưởng phòng Đinh Văn Ngàn – 090-363 5994

*Phòng cảnh sát PCCC Q.Bình Thạnh: Trưởng phòng Nguyễn Văn Quyên – 091-392 1035

*Phòng cảnh sát PCCC Q.Gò Vấp: Trưởng phòng Nguyễn Văn Tuyền – 090-374 1851

*Phòng cảnh sát PCCC Q.Bình Tân: Trưởng phòng Huỳnh Văn Quyến – 094-890 1079

*Phòng cảnh sát PCCC Q.Tân Phú: Trưởng phòng Hà Văn Thắng – 090-390 7646

*Phòng cảnh sát PCCC Q. Củ Chi: Trưởng phòng Trần Xuân Xuyền – 090-395 3956

*Phòng cảnh sát PCCC Q. Cần Giờ: Phó trưởng phòng Trần Xuân Liệu – 090-394 1981

*Phòng cảnh sát PCCC Q.Nhà Bè: Trưởng phòng Nguyễn Danh Thành – 090-366 2175

*Phòng cảnh sát PCCC Q.Bình Chánh :Trưởng phòng Đỗ Văn Kháng – 091-374 9153

Xoa Nguyễn

Tiếp Thị Gia Đình

Đừng bỏ qua