Nếu dự án lấn sông Đồng Nai vẫn thực hiện sẽ làm hẹp đáy sông, điều này sẽ làm giảm lực đẩy nước từ thượng nguồn xuống vùng hạ lưu, nhất là vào mùa khô và làm gia tăng tình trạng xâm nhập mặn từ dưới lên. Như vậy, nguồn nước cả khu vực Biên Hòa và TP.HCM đều bị ô nhiễm. Đó là kết luận của TS Vũ Ngọc Long, viện trưởng Viện Sinh thái học miền Nam sau chuyến khảo sát hiện trường từ ngày 27 đến 29-3.
Ông cho biết thêm nếu có những trận lũ bất thường thì có nguy cơ sẽ xảy ra “lũ quét” ngay tại khu vực tiến hành dự án vì dự án sẽ giống như một lực cản ngầm rất lớn trên đường thoát lũ.
Trên thế giới, từng có rất nhiều bài học về sự “nổi dậy” của thiên nhiên. Năm 2011, trận mưa bất thường đã xảy ra và hậu quả là hai đập thủy điện ở phía đầu dòng sông phải mở ra để xả lũ, Bangkok phải gánh chịu một trận lũ lớn trong lịch sử với thiệt hại lên đến 6 tỉ USD chỉ vì Thái Lan đã lấn sông Chaopraya từ phía đông bắc đổ về Bangkok, để xây dụng cao ốc, nhà hàng, khách sạn…
Tác hại tương tự xảy ra cho Hàn Quốc, Mỹ và Hà Lan khi họ cũng cho rằng có thể sử dụng hệ thống dòng chảy cống ngầm thay cho dòng chảy các con sông, rồi từ đó lấp sông làm cao ốc, trung tâm thương mai, siêu thị… Nhưng vấn đề lũ lụt ngày càng trầm trọng hơn và cuối cùng họ phải chi hàng chục tỉ USD đề hoàn thiện lại các dòng sông.
Tổng hợp