Người thiếu máu thiếu sắt chỉ bổ sung viên chứa sắt liệu có đủ không?

Bạn mệt mỏi, da nhợt nhạt, kém sắc bất thường? Bạn không nên bỏ qua những triệu chứng này mà cần chú ý bổ sung sắt phù hợp vì có thể bạn đang bị thiếu máu thiếu sắt. Vậy uống viên chỉ chứa sắt có đủ không?

Ở Việt Nam, trong cuộc tổng điều tra dinh dưỡng năm 2009 – 2010 của Viện Dinh dưỡng và Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc, tỷ lệ thiếu máu của phụ nữ tuổi sinh đẻ là 28,8% – 36,5%. Nguyên nhân phổ biến nhất của thiếu máu là thiếu sắt. Nếu không điều trị thiếu máu thiếu sắt, trẻ có thể sẽ chậm phát triển tâm thần vận động; giảm tập trung, nhanh nhẹn và ảnh hưởng đến học tập. Đối với thai phụ, thiếu máu có thể làm cho mẹ dễ bị sẩy thai, nhau tiền đạo, nhau bong non; tăng huyết áp thai kỳ, con sinh ra bị nhẹ cân, non tháng…

thiếu máu thiếu sắt

Điều gì gây ra thiếu máu thiếu sắt?

Thiếu máu thiếu sắt có thể từ những nguyên nhân sau:

♦ Chế độ ăn ít chất sắt: Mỗi 10 – 20mg chất sắt nạp vào, chỉ có 1mg sắt được hấp thụ. Thêm vào đó, chế độ ăn ít chất sắt càng góp phần dẫn đến tình trạng thiếu máu thiếu sắt.

♦ Cơ thể thay đổi: Ở các giai đoạn trẻ em và thanh thiếu niên đang phát triển, phụ nữ mang thai và cho con bú; nhu cầu sắt tăng và sản xuất hồng cầu tăng.

♦ Bất thường đường tiêu hóa: Các bất thường đường tiêu hóa hoặc một số loại thuốc uống tác động đường tiêu hóa cũng có thể làm thay đổi sự hấp thu sắt và dẫn đến thiếu máu thiếu sắt.

♦ Mất máu: Mất máu cũng có thể gây thiếu sắt. Những trường hợp mất máu là do chảy máu đường ruột, chảy máu kinh nguyệt hoặc chấn thương.

Các dấu hiệu thiếu máu thiếu sắt?

Mỗi người có thể có các dấu hiệu khác nhau. Sau đây là những dấu hiệu thường gặp của thiếu máu do thiếu sắt:

♦ Da nhợt nhạt, thiếu sắc

♦ Cáu gắt

♦ Thiếu năng lượng hoặc mệt mỏi

♦ Tăng nhịp tim

Các dấu hiệu thiếu máu thiếu sắt có thể giống với các tình trạng bệnh khác. Do đó, khi có các dấu hiệu trên, bạn cần đến gặp bác sĩ để được khám và điều trị.

Điều trị thiếu máu thiếu sắt

♦ Chế độ ăn giàu chất sắt: Các thực phẩm giàu chất sắt gồm thịt (thịt bò, thịt lợn, thịt cừu…), gan và các loại nội tạng khác; gia cầm (gà, vịt); thủy hải sản (tôm, cua, sò, cá mòi, cá cơm); rau (bông cải xanh, cải xoăn…); các loại đậu (đậu xanh, đậu Hà Lan…); bánh mì nguyên cám; trứng; nho khô…

♦ Dùng viên bổ sung sắt: Sắt là yếu tố cần thiết tạo nên hemoglobin của hồng cầu. Bạn nên dùng viên sắt gluconate (thuộc nhóm sắt hữu cơ) giúp hấp thu nhanh qua ruột và ít gây táo bón.

Theo Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), nhu cầu sắt của phụ nữ có thai cần 27mg/ngày; Nữ (14 – 18 tuổi) cần 15mg/ngày; Nữ (19 – 50 tuổi) cần 18mg/ngày. Nếu viên bổ sung chỉ có thành phần sắt đơn thuần, cơ thể có khả năng không hấp thu đủ lượng sắt cần thiết. Vì vậy, để đạt hiệu quả tối ưu khi sử dụng viên sắt, một số sản phẩm có thể bổ sung thêm trong viên sắt là:

Vitamin B12: giữ vai trò quan trọng trong quá trình tạo hồng cầu

Vitamin C: giúp tăng hấp thu sắt

Sorbitol: giảm tình trạng táo bón do sắt (tình trạng rất hay gặp khi uống viên bổ sung sắt)

Các nguyên tố vi lượng khác: đồng, mangan giúp kích thích quá trình sử dụng sắt và là chất xúc tác cho việc tạo thành hemoglobin (Hb)

Axít folic (vitamin B9): phù hợp với phụ nữ mang thai đề phòng dị tật ống thần kinh cho thai nhi

Hương, mùi thơm: tránh mùi tanh của sắt.

Với mong muốn giúp nhân viên nhà thuốc hiểu thêm về thiếu máu thiếu sắt; để có thể tư vấn tốt hơn cho khách hàng, Hội Bác sĩ gia đình TP. HCM tổ chức buổi tập huấn cho nhân viên nhà thuốc với chủ đề: “Điều trị thiếu máu thiếu sắt: đúng và đủ”. Bài báo cáo do BS. CK2. Huỳnh Xuân Nghiêm, Phó Giám đốc Bệnh viện Hùng Vương trình bày. Chương trình diễn ra vào lúc 9g30 – 13g30 ngày thứ Bảy 9/11/2019 tại khách sạn Metropole (216 Lý Chính Thắng, Phường 7, Quận 3, TP. HCM).

Tiếp Thị Gia Đình

Đừng bỏ qua