Đầu năm, ông bà ta còn hay đi xem đất, bàn về phong thuỷ. Xuân này, TTGĐ mời bạn cùng nghiên cứu phong thuỷ của thủ đô… Mỹ.
Đầu tiên, Washington D.C là thành phố chịu ảnh hưởng sâu sắc của trường phái thiết kế tân cổ điển (Neoclassicalism). Đây là tên gọi trào lưu nghệ thuật trang trí, thị giác, văn học; âm nhạc và kiến trúc lấy cảm hứng từ nền văn minh Hy Lạp – La Mã cổ đại. Tư duy này thể hiện đặc biệt sâu đậm trong cách quy hoạch của thành phố với những trục không gian mở rộng bao gồm các quảng trường và đại lộ; những công viên và cung điện.
Toàn cảnh không gian kiến trúc của Washington D.C là một trục không gian đầy cây xanh; chạy một mạch 2,5km đến tận bờ sông Potomac. Bao trùm quanh không gian “sơn thủy hữu tình” này là hàng loạt công trình kiến trúc đóng vai trò điểm nhấn; tạo ra thứ người ta vẫn gọi là “linh hồn của thành phố Washington D.C”. Đó là nhà tưởng niệm cố tổng thống Thomas Jefferson; đền tưởng niệm Abraham Lincoln; Nhà Trắng, Đồi Capital, Bức tường đá đen; Đài tưởng niệm Washington hay Nhà thờ quốc gia Washington.
Tuy nhiên, kiến trúc xây dựng của thủ đô nước Mỹ không chỉ có quang cảnh và những công trình đẹp; mà còn chứa đựng nhiều thông điệp phong thủy sâu xa mà không phải ai cũng biết. Thông điệp chính trị đi kèm với kiến trúc của Washington D.C là điều có thể nhận thấy rõ.
Tại sao ở đây không có tòa nhà nào có chiều cao vượt qua tòa nhà Quốc hội? Đơn giản bởi những vị tiền bối đã xây dựng nên nơi đây muốn nhấn mạnh: Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất quốc gia. Do đó không một cá nhân hay cơ quan nào được phép vượt quyền hạn của Quốc hội. Sức mạnh của nước Mỹ bắt nguồn từ những điều nhỏ nhoi như vậy.
Phong thủy của Nhà Trắng
Cách đây gần trọn 2 thế kỷ, vào ngày 24 đến ngày 25 tháng 8 năm 1814; người Mỹ phải tháo chạy khỏi thủ đô Washington D.C mới được thành lập trước sức mạnh vũ bảo của quân đội Anh. Họ đã chứng kiến cảnh đám binh tướng thực dân đốt phá toàn bộ đồi Capitol; kho ngân khố và Nhà Trắng. Nơi ở và làm việc của tổng thống Mỹ thật ra đã bị đốt cháy đen; về sau người ta đã dùng sơn trắng để sơn phủ hết màu tang tóc; để tòa nhà mang tên Nhà Trắng như ngày hôm nay.
Theo một số ý kiến từ các chuyên gia phong thủy Trung Hoa; nếu nhìn từ trên xuống, kết cấu của Nhà Trắng trông không khác gì một cây thánh giá, với chiều đông – tây thì dài, còn chiều Nam – Bắc thì ngắn. Đầu Bắc thì ngắn hơn đuôi Nam. Đây được gọi là lối kếu cấu “nhà thiếu góc” dựa trên quan niệm phong thủy truyền thống phương Đông.
Từ cách diễn dịch này, có thể thấy hướng đẹp nhất của tòa Bạch Ốc chính là hướng nam (thuộc cung Ly); vì hướng này dõi ra một bãi cỏ rộng lớn, tầm nhìn quang đãng. Phía xa thấy được cả sông. Đáng tiếc thay, đây lại là vị trí xây dựng Đài tưởng niệm Washington; còn được biết đến với cái tên “dân dã” hơn là Tháp Bút.
Từ cách phân tích này, có thể thấy nơi đặt vị trí đầu não của nhà nước Hoa Kỳ không phải là tốt lắm. Vậy tại sao từ ngày lập quốc cho đến nay; quốc gia non trẻ 300 tuổi này chẳng những không ngừng lớn mạnh mà còn đứng số một thế giới cả về kinh tế, khoa học lẫn quân sự? Các chuyên gia phong thủy Trung Hoa nhận định rằng, nguyên nhân bởi trong kết cấu của Nhà Trắng có hai vị trí “đắc địa” tạo nên thế đại cát; hùng cường cho quốc gia Bắc Mỹ.
Đầu tiên là sông Potomac, dòng chảy của con sông chảy theo chiều từ tây bắc xuống đông nam, lượng nước dồi dào. Nước từ phía Tây chính là dấu hiệu của tiền tài sung mãn. Còn lượng nước lớn ám chỉ một tiềm lực quân sự hùng mạnh. Chưa hết, điểm đại cát thứ hai của Nhà Trắng là lượng nước lớn ở phía Nam; vốn do sông Potomac đổ thẳng ra vịnh Chesapeake. Nếu nhìn từ bản đồ, có thể thấy rõ từ Nhà Trắng dõi xuống phía Nam là một ngã ba sông, địa thế rất tốt.
Song không phải lúc nào hai đặc điểm “đắc địa” này cũng giúp nước Mỹ tránh khỏi những tai ương mang tầm cỡ quốc gia.
Như đã trình bày, Đài tưởng niệm Washington án ngữ ở hướng chính nam của bãi cỏ rộng phía nam Nhà Trắng. Đây là một vị trí “hãm địa” theo cái nhìn của phong thủy. Theo các chuyên gia, nếu lấy la bàn đo từ cửa Nhà Trắng thì đài tưởng niệm này nằm trên hàng Bính; tức trùng với thời điểm nửa cuối năm 2001 nếu chiếu theo năm tháng. Nói đến đây có lẽ ai cũng hiểu ý của các thầy phong thủy Trung Hoa muốn nói gì. Vụ khủng bố ngày 11-9-2001 ở New York đã mãi mãi đi vào lịch sử nhân loại như một trong những sự kiện tồi tệ nhất mà không ai có thể lãng quên.
Phong thủy Ngũ Giác Đài tại Washington D.C
Nhiều người tin rằng không phải ngẫu nhiên mà cố tổng thống Roosevelt lại lựa chọn bản thiết kế hình ngũ giác của kiến trúc sư George Bergstrom cho công trình Lầu Năm Góc, đại bản doanh Bộ quốc phòng Mỹ.
Không chỉ có bề ngoài độc đáo, kết cấu bên trong của Lầu năm góc cũng rất đặc biệt.
Năm cạnh bằng nhau của hình ngũ giác là năm mặt của tòa nhà. Mỗi mặt lại có 5 dãy nhà được xây dựng song song.
Ở trung tâm của tòa nhà là một khoảng sân rộng và cũng có hình ngũ giác. Từ các góc của khoảng sân này; 10 hành lang lớn tỏa ra nối liền các phần khác nhau của tòa nhà. Phải chăng có sự liên hệ nhất định giữa “số 5” của Lầu Năm Góc với triết lý Ngũ Hành của nền văn minh Á Đông; khi những người xây dựng công trình này muốn biến đầu não của quân đội Mỹ trở thành một thế lực “bất khả chiến bại”?
Thật vậy, xét về mặt phong thủy, Lầu Năm Góc hoàn toàn lấn át so với Nhà Trắng.
Vì cũng nhìn ra sông Potomac, tuy nhiên; hướng nhìn của Lầu Năm Góc lại không hề bị chặn bởi tượng đài Washington như đối với Nhà Trắng. Ưu thế vượt trội về mặt phong thủy của Lầu Năm Góc so với Nhà Trắng khiến các nhà phong thủy cho rằng; kể từ khi Lầu Năm Góc xuất hiện, chính sách đối ngoại của Nhà Trắng đã thay đổi nhiều; theo hướng thiên về sử dụng quân đội như biện pháp hàng đầu để giải quyết các vấn đề chính trị trên khắp hành tinh.
Tiếp Thị Gia Đình