9 mẹo đơn giản này sẽ giúp bạn chìm vào giấc ngủ nhanh hơn

Áp dụng các mẹo dưới đây, bạn có thể xua tan mọi căng thẳng, dễ dàng chìm vào giấc ngủ sâu hơn và hồi phục sức khỏe sau một ngày làm việc mệt mỏi

những cách giúp ngủ nhanh hơn

(Ảnh: Milan Gaziev)

Bạn thường nằm trằn trọc với những suy nghĩ lẩn quẩn về công việc, các mối quan hệ và hàng tá những vấn đề khác mỗi đêm? Chúng ta đều biết rằng thời điểm nên đi ngủ tốt nhất là trước 11 giờ tối. Nhưng không phải ai cũng có thể làm được điều đó, đặc biệt là với nhịp sống bận rộn và đầy áp lực như hiện nay. Vậy làm thế nào để dễ chìm vào giấc ngủ và ngủ sâu? Hãy thử những mẹo dưới đây nhé.

Mang vớ để giữ chân ấm

Mang vớ trước khi đi ngủ để giữ bàn chân ấm sẽ giúp giãn các mạch máu, điều chỉnh thân nhiệt ở mức hợp lý. Bởi thân nhiệt chúng ta sẽ giảm xuống vào ban đêm, đạt đến nhiệt độ thấp nhất vào 4 giờ sáng.

Xoa bóp bàn chân

Xoa bóp lòng bàn chân từ 10 – 20 phút trước khi ngủ sẽ giúp cơ thể thư giãn, máu lưu thông tốt. Ngoài ra, xoa bóp bàn chân với dầu thường xuyên cũng có thể ngăn ngừa tình trạng biến dạng xương.

Tự nhủ “cần phải thức”

Nghe có vẻ vô lý, nhưng cách này có thể giúp bạn ngủ nhanh hơn. Đây gọi là tâm lý học nghịch đảo (reverse psychology). Nghiên cứu cho thấy khi bạn tự nhủ trong đầu rằng mình cần phải thức, não lại hiểu theo cách ngược lại và khiến bạn buồn ngủ nhanh hơn. Ví dụ như khi cảm thấy khó ngủ, bạn lôi một quyển sách dày cộm hoặc tài liệu gì đó để đọc và tự nhủ mình cần phải đọc ít nhất 10 trang, thì bạn sẽ có thể buồn ngủ ngay từ trang thứ 2 hoặc thậm chí từ trang đầu tiên đấy.

Xem lại ngày của mình

Một phương pháp tâm lý học nghịch đảo khác để giúp bạn ngủ nhanh hơn là xem lại một ngày của mình. Hãy cố nhớ những việc vụn vặt nhất có thể. Chẳng hạn như bữa tối bạn đã ăn gì, bạn đã đi chuyến xe buýt số mấy, lúc mấy giờ để về nhà, bạn đã nói chuyện với những ai. Cách này không chỉ giúp bạn thư giãn mà còn xoá bỏ muộn phiền, lo lắng khá hiệu quả.

Đừng đếm cừu, hãy đếm nhịp thở của mình

Đếm cừu để dễ ngủ là phương pháp “xưa như Trái Đất” rồi. Thay vào đó, đếm nhịp thở lại hiệu quả hơn nhiều. Hãy thử kĩ thuật 4-7-8. Với kĩ thuật này, bạn sẽ hít vào 4 giây, giữ hơi thở trong vòng 7 giây nữa và thở ra trong 8 giây tiếp theo. Thực hiện một vài lần. Tuy nhiên, bạn không nên dành quá 60 giây để thực hiện kĩ thuật này.

Rửa mặt với nước lạnh

Nước lạnh không hề khiến bạn tỉnh táo mà ngược lại nó còn gây ra hiện tượng phản xạ lặn của động vật có vú (Mammalian Dive Reflex). Hiện tượng này khiến nhịp tim và huyết áp giảm và giúp bạn nhanh buồn ngủ hơn.

Tập thở kiểu ong (Humming Bee)

Hãy thử nằm trên giường, nhắm mắt, hít vào và tạo ra âm thanh “om…om…om…um…um…um…” như tiếng ong kêu. Cách này còn được gọi là “bumblebee breath” và giúp bạn đánh tan những suy nghĩ tiêu cực. Khi tâm trạng thoải mái và tích cực, não sẽ sản xuất serotonin và melatonin – hormone giúp bạn dễ ngủ.

Đặt một chiếc gối dưới đầu gối

Đặt một chiếc gối dưới đầu gối sẽ giúp bạn có tư thế ngủ thoải mái hơn. Cách này còn giúp cột sống đỡ mỏi và giúp lưng dưới giữ được độ cong tự nhiên. Còn nếu bạn ngủ nghiêng một bên thì hãy kẹp một chiếc gối giữa hai đầu gối để xương sống không bị cong vẹo.

Ăn chuối, tránh thực phẩm cay nóng, dầu

Thực phẩm nên ăn vào buổi sáng có thể giúp ích rất nhiều vào ban đêm. Hãy ăn một quả chuối trước khi đi ngủ. Chuối chứa nhiều kali và magie – 2 chất giúp chúng ta ngủ ngon hơn. Hạt hạnh nhân cũng chữa chứng mất ngủ rất hiệu quả khi có thể giảm nhịp tim. Ngoài ra, bạn nên hạn chế ăn đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ, chất béo trước khi ngủ. Tuy vậy, phô mai chứa ít chất béo là một trường hợp ngoại lệ. Bởi chúng giàu tryptophan – một axit amin có khả năng hỗ trợ giấc ngủ. Bạn có thể trộn phô mai ít béo với một vài loại trái cây, hạt hoặc mật ong để làm món ăn vặt trước khi ngủ.

Tiếp Thị Gia Đình

Theo: Bright Side

>> Xem thêm: TƯ THẾ NGỦ NÀY BẢO VỆ SỨC KHỎE BAN ĐÊM, LẠI GIỮ DA ĐẸP, DÁNG XINH NHẤT KHI THỨC DẬY

Đừng bỏ qua