Lợi dụng tâm lý lo lắng của người dân trước tình hình đại dịch, trên mạng xã hội đã xuất hiện các hướng dẫn không rõ nguồn gốc về cách tự chữa COVID-19 tại nhà. Trong số đó có hướng dẫn sử dụng Paracetamol như một “thần dược” điều trị mọi triệu chứng của bệnh.
Lợi bất cập hại từ những đơn thuốc tự chữa COVID-19
Thời gian gần đây trên mạng xã hội xuất hiện “Bài thuốc trị nhiễm COVID” với phác đồ điều trị Đông – Tây y kết hợp đang được lan truyền với tốc độ chóng mặt trên mạng xã hội. Dù hiệu quả của bài thuốc này chưa được kiểm chứng song nhiều người vẫn tin tưởng chia sẻ. Thậm chí có người vì lo sợ bệnh tật mà “nhắm mắt làm liều” để lại những hậu quả đáng tiếc.
Cụ thể, bài thuốc là quá trình tự chữa COVID-19 trong vòng 8 ngày. Thành phần Paracetamol được sử dụng để… xử lí hầu hết các triệu chứng. Ví dụ như mệt mỏi, sốt, đau đầu, khó thở. Cùng với phương pháp uống nước gừng mật ong và xông hơi ngày 4 lần bằng sả. Nguy hiểm hơn, một số người còn nhầm lẫn việc điều trị COVID-19 tương tự bệnh hen hoặc các bệnh phổi mãn tính khác. Đồng thời tự kê đơn bài thuốc điều trị gồm có Medrol, Salbutamol, Theophyline…
Bên cạnh đó không thiếu những bài thuốc chẳng biết từ đâu xuất hiện với mục đích “giảm nhẹ tác dụng phụ sau tiêm vaccine”. Bằng cách sử dụng các thành phần như Dexamethasone hay Xarelto. Thực tế, các chuyên gia trong nước và quốc tế khuyến cáo không nên uống thuốc chống dị ứng hoặc hạ sốt trước khi tiêm vaccine. Nguyên nhân là bởi nó có thể làm suy yếu phản ứng miễn dịch của cơ thể với vaccine. Từ đó giảm hiệu quả ngừa COVID-19.
Chỉ nên dùng thuốc chống dị ứng sau khi tiêm nếu có biểu hiện dị ứng. Và phải tuân theo chỉ định của bác sĩ.
Hậu quả của việc sử dụng Paracetamol quá liều
Paracetamol là thuốc không phải kê theo đơn. Vậy nên người dân có thể tự mua về để uống. Song cũng vì điều này mà dễ nảy sinh tâm lý chủ quan. Dùng cùng lúc các sản phẩm có chứa cùng hoạt chất Paracetamol khiến tổng liều Paracetamol hằng ngày vượt quá quy định.
Theo bài thuốc lan truyền trên mạng, dùng 6 viên Paracetamol (3 gram) mỗi ngày liên tục trong 7 ngày sẽ gây quá liều. Dẫn đến co mạch, xuất hiện cơn tăng huyết áp, đau tim, gây mê sảng, ảo giác, táo bón. Thậm chí lên cơn co giật, loạn nhịp tim và tử vong.
Xem thêm: Bổ sung vitamin C thế nào là đủ để tăng sức đề kháng?
Người dân không nên tự ý mua thuốc điều trị
Các bệnh nhân nhiễm COVID-19 đều có biểu hiện ho, sốt. Tuy nhiên người dân không tự ý mua thuốc để dự trữ, tự chữa tại nhà theo các thông tin chưa có hướng dẫn chính thức từ Bộ Y tế.
Mới đây, Bộ Y tế đã có những khuyến cáo cụ thể đối với F0 và F1 cách ly tại nhà. Theo đó cần chuẩn bị khu vực cách ly cho bản thân trong nhà với phòng vệ sinh riêng.
- Trang bị vật dụng cần thiết như dung dịch khử khuẩn tay và bề mặt. Nước súc họng hoặc nước muối sinh lý., khẩu trang y tế, cặp nhiệt độ, cồn sát trùng.
- Mở cửa sổ tạo không khí thông thoáng, hạn chế dùng điều hòa.
- Đeo khẩu trang thường xuyên và chỉ bỏ ra khi ăn uống, vệ sinh cá nhân. Thay khẩu trang 2 lần/ngày.
- Đo thân nhiệt tối thiểu 2 lần/ngày. Ghi chép nhiệt độ để báo cáo với nhân viên y tế.
- Ăn đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết. Uống nhiều nước và bổ sung vitamin, khoáng chất.
- Tập thể dục tại chỗ, tập thở ít nhất 15 phút/ngày.
- Yêu cầu nhân viên y tế đến lấy mẫu xét nghiệm sau 7 ngày cách ly.
Tiếp Thị Gia Đình